Việt Nam nằm trong top 3 khu vực ASEAN về hoạt động xuất nhập khẩu
Chỉ số hoạt động logistic (LPI) của Việt Nam đứng thứ 39 trong 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực ASEAN, chỉ số này của Việt Nam thậm chí còn lọt vào top 3 với số điểm là 3.27, thuộc top các thị trường mới nổi với tốc độ tăng trưởng dao động từ 14-16%
Chỉ số hoạt động logistic (LPI) của Việt Nam đứng thứ 39 trong 160 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong khu vực ASEAN, chỉ số này của Việt Nam thậm chí còn lọt vào top 3 với số điểm là 3.27. Đứng trên Việt Nam tại khu vực Đông Nam Á là Singapore và Thái Lan, với tổng điểm LPI lần lượt là 4.00 và 3.41
Tên nước | Thông quan | Hạ tầng | Giao hàng | Năng lực | Truy suất | Thời gian | Tổng điểm |
Singapore | 3.89 | 4.06 | 3.58 | 4.1 | 4.08 | 4.42 | 4.00 |
Thái Lan | 3.14 | 3.14 | 3.46 | 3.41 | 3.87 | 3.81 | 3.41 |
Việt Nam | 2.95 | 3.01 | 3.16 | 3.41 | 3.47 | 3.81 | 3.27 |
Malaysia | 2.9 | 3.15 | 3.35 | 3.3 | 3.15 | 3.46 | 3.22 |
Indonesia | 2.67 | 2.89 | 3.23 | 3.31 | 3.3 | 3.67 | 3.15 |
Philippine | 2.53 | 2.73 | 3.29 | 2.78 | 3.06 | 2.98 | 2.9 |
LPI 6 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Nguồn: WB
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh chia sẻ trong hội thảo do Bộ Công thương tổ chức vào ngày 30/7, Việt Nam cũng thuộc top các thị trường mới nổi có tốc độ tăng trưởng xuất nhập dao động từ 14-16%. Thứ trưởng nhấn mạnh, sự ra tăng về số lượng và cả sự cải thiện về chất lượng của dịch vụ logistic là kết quả nỗ lực của cả doanh nghiệp lẫn Chính phủ.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công thương chia sẻ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020 đã tăng gấp 3 lần so với trước đây. Trong đó, logistic đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc gia đặc biệt là trong các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Ông Trần Thanh Hải cũng nói thêm, logistic là ngành đặc biệt quan trọng ở các địa phương như Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội và Đà Nẵng vì ngành này chính là động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội ở các vùng và địa phương này.
Ông Hải khẳng định, Chính phủ cũng như các bộ, ngành và doanh nghiệp luôn quan tâm đến việc cắt giảm chi phí logistics để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp.
Tại hội thảo, các chuyên gia cũng chia sẻ về việc ngành logistics cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng CNTT, hiện đại hóa phương thức quản lý và điều hành để giảm chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Theo Quyết định số 221/QĐ-TTg ngày 22/2/2021 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/2/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 (gọi tắt là Kế hoạch hành động), lĩnh vực logistic của Việt Nam dự kiến sẽ đóng góp 5-6% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Ngoài ra, toàn ngành đạt tốc độ tăng trưởng 15-20%, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 50%-60%. Cuối cùng là chi phí logistics giảm xuống tương đương 16%-20% GDP.
Bản Kế hoạch hành động gồm các nhóm nhiệm vụ nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics. Tiếp đó là, nâng cao lực kết cấu hạ tầng, năng lực doanh nghiệp cũng như chất lượng dịch vụ. Đồng thời phát triển thị trường, đào tạo, nâng cao nhận thức và chất lượng nguồn nhân lực ngành logistic.
Linh NgôCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.