Việt Nam “Nâng bậc, đi đầu” về thị trường Blockchain

Đầu tư và Tiếp thị
07:15 AM 21/03/2023

Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền mã hóa trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022. Việt Nam cũng là quốc gia có tỷ lệ người nắm giữ tiền mã hóa lớn thứ hai ASEAN sau Thái Lan, và là một trong 5 quốc gia đi đầu về Blockchain…

Theo Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022, Việt Nam có hơn 200 dự án Blockchain hoạt động, trải dài trên nhiều lĩnh vực khác nhau và phát triển chủ yếu ở mảng GameFi, DeFi và NFT, web3, cơ sở hạ tầng, ví…

Việt Nam “Nâng bậc, đi đầu” về thị trường Blockchain - Ảnh 1.

Báo cáo thị trường tiền mã hóa của Việt Nam 2022

Theo Data.ai, trung bình mỗi ngày, người Việt Nam dành 3,9 tiếng chơi game, cao hơn 10% so với Mỹ. Việt Nam cũng có 5 cái tên góp mặt trong danh sách top 10 công ty phát hành game lớn nhất khu vực Đông Nam Á, Australia và New Zealand (ANZSEA) bao gồm Amanotes, OneSoft, GameJam, VNG và Arrasol. Số lượng dự án game Blockchain chiếm đa số, khoảng 28,8% thị trường Crypto Việt Nam.

Báo cáo thị trường Crypto Việt Nam 2022 cho thấy, ở thị trường Việt Nam, các dự án DeFi vẫn đang phát triển ở giai đoạn đầu, chưa tập trung nhiều vào việc tìm kiếm doanh thu, lợi nhuận. Dù vậy, đây cũng là mảng có mức doanh thu hấp dẫn khi chiếm 38% tổng doanh thu toàn thị trường trong 8 tháng đầu 2022. Mảng DeFi chiếm 26% thị trường crypto Việt Nam với các dự án DeFi nổi bật bao gồm, Kyber Network, Rikkei Finance…

Bên cạnh đó, NFT là 1 trong những mảng tạo ra nhiều doanh thu nhất trong thị trường Crypto, nhất là các dự án phát triển NFT Marketplace. Trong 8 tháng đầu 2022, doanh thu của nhóm NFT Marketplace chiếm 49% toàn thị trường. Mảnh đất màu mỡ này chiếm 12,4% thị trường Crypto Việt Nam với các dự án nổi bật bao gồm Axie Infinity, Spores, DareNFT, Titan Hunter…

Việt Nam “Nâng bậc, đi đầu” về thị trường Blockchain - Ảnh 2.

Các dự án cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ Blockchain cũng chiếm phần lớn thị phần Việt Nam với 11,3%. Một số dự án nổi bật bao gồm TomoChain, được Bộ Giáo dục và Đào tạo lên kế hoạch lưu trữ văn bằng quốc gia trên Blockchain do dự án này phát triển, hay dự án SotaTek từng có giai đoạn tăng trưởng 3.000% với 750 nhân sự.

Còn với các dự án Web3 chiếm 5,1% tổng thị phần Việt Nam. Trong lĩnh vực bất động sản, xuất hiện các dự án mã hóa bất động sản và cho phép các nhà đầu tư bỏ số vốn cực thấp để có thể sở hữu một phần bất động sản như MoonKa, Realbox… hay các dự án hỗ trợ người dùng trong lĩnh vực nghề nghiệp như DeHR (được ví như LinkedIn phi tập trung).

Trong mảng Wallet (ví điện tử), xuất hiện nhiều dự án có sự phát triển nổi bật như Coin98 Wallet. Đây là ví điện tử hỗ trợ hơn 70 Blockchain bao gồm Bitcoin, Ethereum, Binance Smart Chain, Polygon… Hiện dự án có hơn 5 triệu người sử dụng.

Trong top 200 doanh nghiệp Crypto hàng đầu thế giới, có 7 doanh nghiệp do người Việt sáng lập. Bên cạnh đó, Việt Nam có trên 10 doanh nghiệp có vốn hóa trên 100 triệu USD với mức ảnh hưởng trên toàn cầu. Nổi bật, có 3 dự án Việt từng đạt mức vốn hóa trên 1 tỷ USD là Coin98, Axie Infinity và Kyber Network.

Tính đến tháng 12/2022, vốn hóa token của những doanh nghiệp này có phần suy giảm giữa mùa đông tiền số. Dù vậy, Axie Infinity vẫn giữ mức vốn hóa gần 1 tỷ USD; Kyber Network giữ vốn hóa hơn 87 triệu USD; Onus hơn 45 triệu USD; Coin98 hơn 36 triệu USD…

Về hoạt động gọi vốn của các doanh nghiệp Crypto Việt Nam, trong 2022, các dự án Crypto Việt Nam đã kêu gọi thành công hơn 170,37 triệu USD, hầu hết các dự án đều gọi vốn ở vòng hạt giống (Seed round). Dù vậy, doanh thu của một số dự án Crypto Việt Nam tạo ra rất cao so với số vốn gọi được.

Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa

Việt Nam hiện có hơn 16,6 triệu người sở hữu tiền mã hóa. Trong số này, có khoảng 31% sở hữu Bitcoin. Trong một cuộc khảo sát 389,345 người trên 26 quốc gia, Việt Nam đứng thứ 3 về chấp nhận Crypto, sau Ấn Độ và Nigeria. Khoảng 23% dân số Việt Nam cho biết có sở hữu tài sản Crypto.

Báo cáo nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia đứng đầu thế giới về việc chấp nhận tiền điện tử trong hai năm liên tiếp 2021 và 2022. Ngoài ra, Việt Nam còn là quốc gia có tỷ lệ người nắm giữ tiền điện tử lớn thứ hai ASEAN sau Thái Lan, và là một trong 5 quốc gia đi đầu về Blockchain.

Theo dự báo của MarketsandMarkets, thị trường liên quan đến Blockchain tại Việt Nam dự kiến đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026, tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021.

Dữ liệu về lưu lượng truy cập (traffic) của các website đã phản ánh độ phủ sóng của Crypto tại Việt Nam cũng như thể hiện mức độ quan tâm của người dùng Crypto Việt Nam tới từng dự án là khá cao.

Theo Semrush, các website liên quan tới Crypto có lượng traffic cao nhất năm 2022 tại Việt Nam lần lượt là Binance, CoinMarketCap và CoinGecko. Mặc dù không có nhiều thay đổi ở thị trường Việt Nam, nhưng trên toàn cầu, cả 3 dự án đã mất một lượng traffic khá lớn trong năm qua. Điều này thể hiện sự giảm nhiệt của thị trường năm 2022.

Qua traffic truy cập website trong năm 2022, dự án quốc tế được cộng đồng nhà đầu tư Việt Nam chú ý nhất là nhóm các dự án Blockchain nền tảng mới. Trong đó, nổi bật nhất là Aptos và Sui Network. Lượng traffic truy cập từ Việt Nam đứng top đầu với cả 2 dự án này, lần lượt chiếm 12,47% (top 1 của Aptos) và 10,78% (top 2 của Sui Network).

Binance, CoinMarketCap và CoinGecko là các dự án/công cụ phổ biến, được hầu hết các nhà đầu tư sử dụng. Từ các dữ liệu về lưu lượng truy cập và tỷ lệ người dùng độc nhất truy cập trang web của 3 dự án trên, ước tính số lượng người dùng Crypto tại Việt Nam năm 2022 hơn 13 triệu người.

Ngoài ra, theo khảo sát của Morning Consult và Bloomberg Opinion, ở Việt Nam có khoảng hơn 26 triệu người sử dụng Crypto thực hiện ít nhất một giao dịch trên Blockchain trong một tháng.

"Bitcoin" và "Crypto" cũng là những cụm từ thu hút sự quan tâm tìm kiếm khá cao của người dùng trên Google. Lượt tìm kiếm các từ khoá trên trong cộng đồng Việt Nam chủ yếu đến từ các tỉnh, thành phố lớn; trong đó nổi bật là Đà Nẵng với mức độ quan tâm cao nhất, tiếp đó là Hà Nội và TP.HCM.

Cũng theo kết quả khảo sát, hầu hết nhà đầu tư Việt Nam là nam với độ tuổi từ 18-25 tuổi. Các nhà đầu tư này phần lớn ít kinh nghiệm và có tỷ lệ lỗ nhiều hơn.

Nền tảng Blockchain được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam là BNB Smart Chain, Ethereum, Polygon và Solana. Stablecoin được sử dụng nhiều nhất là USDT với mục đích dự trữ. Layer 1 và DeFi là hai lĩnh vực phủ sóng thị trường đầu tư Crypto Việt Nam.

Mong đợi khả năng phục hồi

Những người chơi nổi bật khác trong hệ sinh thái tiền điện tử cũng đã phát hành các bản nâng cấp hệ thống và tính năng khi họ chuẩn bị cho năm 2023. Trong đó, có đợt nâng cấp cơ sở hạ tầng của Ethereum với giải pháp mở rộng quy mô nhằm giảm chi phí giao dịch cũng cải thiện khả năng mở rộng hệ sinh thái. Hay công cụ tổng hợp tài chính phi tập trung (DeFi) 1inch Network đã ra mắt bản nâng cấp Fusion, nhằm cung cấp các giao dịch hoán đổi hiệu quả về chi phí, an toàn và có lợi nhuận cho các nhà đầu tư tiền điện tử.

Giới phân tích cho rằng, mặc dù năm 2023 sẽ không đủ may mắn để chứng kiến đợt chia tách Bitcoin (halving) sắp tới, nhưng nó sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự trở lại của hệ sinh thái tiền điện tử. Với việc nâng cấp chuỗi khối tích cực, các chiến lược kinh doanh được cập nhật và sự chú ý của các nhà đầu tư trở lại, hệ sinh thái có thể đang chuẩn bị đón một làn sóng mới.

Đối với các nhà đầu tư, năm 2023 vẫn được kỳ vọng là một năm phục hồi - từ thua lỗ, mất lòng tin sang tự quản lý và đầu tư sáng suốt. "Làm nên chuyện" trong tiền điện tử không còn chỉ là trở thành triệu phú sau một đêm, mà đó là về việc tạo ra, hỗ trợ về một tương lai mới của hệ thống tiền tệ.

Một ví dụ cụ thể về doanh nghiệp Việt với những tầm nhìn dài hạn. CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.

Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.

Việt Nam “Nâng bậc, đi đầu” về thị trường Blockchain - Ảnh 3.

Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.

Được biết dự án này này trong bước đi chiến lược của PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.

Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.

Liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm.

Từ những phân tích về những lợi thế, thách thức cùng triển vọng của thị trường rủi ro. Nhà đầu tư nên cân nhắc trước khi đầu tư vào đồng tiền này. Đây hoàn toàn không phải là lời khuyên đầu tư. Các nhà đầu tư nên tiến hành nghiên cứu trước khi đưa ra quyết định. Đặc biệt, bài viết là tin tức tham khảo, thông tin đầu tư về các lĩnh vực tài chính cho nhà đầu tư.

Quay trở lại TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/3/2023, VN-Index giảm 22,04 điểm (2,11%) xuống 1.023,1 điểm, HNX-Index giảm 2,85 điểm (1,39%) về 201,62 điểm, UPCoM-Index giảm 0,41 điểm (0,53%) về 76,02 điểm. Toàn sàn có 14 mã tăng trần, 162 mã tăng giá, 826 mã đứng giá, 584 mã giảm giá, và 28 mã giảm sàn.

Khép lại phiên giao dịch ngày 20/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn