Việt Nam nhập khẩu hơn 703 nghìn tấn đậu tương trong 4 tháng

Xuất nhập khẩu
10:58 AM 08/05/2025

Với chính sách mở cửa, nhu cầu nhập khẩu cao và thuế nhập khẩu 0%, đậu tương đã được nhập khẩu vào Việt Nam với sản lượng lớn, tạo "lợi kép” cho ngành chăn nuôi.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương về Việt Nam trong tháng 4 đạt hơn 126 nghìn tấn với trị giá hơn 56 triệu USD, giảm gần 42% về cả lượng lẫn kim ngạch so với tháng 3. 

Việt Nam nhập khẩu hơn 703 nghìn tấn đậu tương trong 4 tháng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Lũy kế trong 4 tháng đầu năm nước ta đã chi hơn 318 triệu USD để nhập khẩu hơn 703 nghìn tấn, giảm 7,8% về lượng và giảm đến 22% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024.

Về thị trường nhập khẩu, Mỹ hiện nay là nhà cung cấp đậu tương lớn nhất cho Việt Nam với hơn 414 nghìn tấn, trị giá hơn 186 triệu USD, tăng mạnh 47% về lượng và tăng 19% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý giá cũng giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2024, đạt 451 USD/tấn, tương ứng mức giảm 19%. Hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng khô dầu đậu tương từ Mỹ vào nước ta đã được giảm từ 1% - 2% xuống 0%.

Đứng thứ 2 là Brazil với hơn 200 nghìn tấn đậu tương, trị giá hơn 88 triệu USD, giảm mạnh 51% về lượng và giảm 58% về trị giá so với cùng kỳ năm 2024. Giá giảm 14%, đạt bình quân 440 USD/tấn.

Canada là nhà cung cấp lớn thứ 3 của Việt Nam với hơn 58 nghìn tấn, trị giá hơn 29 triệu USD, tăng 71% về lượng và tăng 37% về trị giá. Giá giảm 20% so với cùng kỳ năm trước, tương đương 501 USD/tấn.

Hiện nay, Việt Nam là quốc gia nhập khẩu khô đậu tương lớn thứ 3 và nhập khẩu đậu tương lớn thứ 9 trên thế giới. 

Trước đó, năm 2024, theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu 2,22 triệu tấn đậu tương với giá trị gần 1,13 tỷ USD, tăng hơn 19% về lượng, nhưng giảm 3,6% kim ngạch và giảm 19% về giá so với năm 2023.

Đậu tương không phải là sản phẩm tiêu dùng phổ biến trên bàn ăn gia đình, nhưng lại là nguồn nguyên liệu tối quan trọng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Việt Nam mỗi năm tiêu thụ 1,5 – 2 triệu tấn đậu tương cho mục đích này.

Trong bối cảnh giá lợn hơi tăng, chi phí đầu vào (thức ăn chăn nuôi) giảm nhờ giá đậu tương nhập khẩu hạ nhiệt, người chăn nuôi đang được hưởng "lợi kép": đầu ra tốt, đầu vào rẻ. Đây là điểm sáng hiếm hoi trong chuỗi cung ứng nông sản, vốn luôn chịu nhiều biến động.

Đậu tương còn là nguyên liệu cho sản xuất dầu ăn, thực phẩm chức năng, và thậm chí là mỹ phẩm. Nhưng tại Việt Nam, nó vẫn chủ yếu phục vụ ngành chăn nuôi và chế biến thực phẩm công nghiệp.

Với nhu cầu tiêu thụ tiếp tục tăng và sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được chưa đầy 15% lượng tiêu thụ, việc nhập khẩu đậu tương không chỉ là giải pháp tình thế, mà còn là một phần trong chiến lược đảm bảo an ninh thực phẩm và ổn định giá đầu vào ngành chăn nuôi.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Khi nhà hát Opera Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô Khi nhà hát Opera Hà Nội trở thành biểu tượng văn hóa mới của Thủ đô

Làm sống dậy những nét văn hóa truyền thống, nuôi dưỡng lối sống hiện đại và vẽ tương lai bằng những giá trị đương đại tân tiến nhất của thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội hứa hẹn là biểu tượng mới, khẳng định tầm vóc đẳng cấp của thành phố ngàn năm văn hiến.