Việt Nam - Nhật Bản: Đối tác chiến lược sâu rộng để phục hồi kinh tế

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 03/10/2022

Kết phiên giao dịch ngày 30/9/2022, VN-Index tăng 6,04 điểm lên 1.132,11 điểm; toàn sàn có 192 mã tăng, 264 mã giảm và 73 mã đứng giá. HNX- Index tăng 0,84 điểm lên 250,25 điểm; toàn sàn có 80 mã tăng, 123 mã giảm và 41 mã đứng giá. UPCOM-Index giảm 0,26 điểm xuống 84,96 điểm; toàn sàn có 121 mã tăng, 237 mã giảm và 82 mã đứng giá.

Xét về khối lượng giao dịch cả 3 sàn đạt hơn 19,000 tỷ đồng; trong đó, khối lượng giao dịch tương ứng trên HOSE hơn 17,135 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng hơn 159 (159.66) tỷ đồng trên sàn HoSE.

Quay trở lại với thông tin hợp tác chiến lược, ngày 26/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Việt Nam luôn trân trọng quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản. Đồng thời, coi Nhật Bản là đối tác chiến lược quan trọng và lâu dài, ủng hộ Nhật Bản đóng góp tích cực cho hòa bình và phát triển của khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng Kishida Fumio bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và qua đó gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các lãnh đạo cấp cao Việt Nam về những tình cảm và sự coi trọng đặc biệt dành cho đất nước và nhân dân Nhật Bản cũng như đối với cá nhân cựu Thủ tướng Abe; khẳng định Nhật Bản đặc biệt coi trọng quan hệ với Việt Nam và đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế, xã hội, vị thế, vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.

photo-1664720363465

Trong bầu không khí hữu nghị, thân tình và tin cậy, hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng trước sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện, thực chất của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản, đồng thời nhất trí về phương hướng lớn nhằm phát triển quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản năm 2023.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục tăng cường tin cậy chính trị thông qua duy trì thường xuyên các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy hợp tác ngoại giao, an ninh, quốc phòng, kinh tế hiệu quả, thực chất; tăng cường giao lưu nhân dân, văn hóa, du lịch, phối hợp tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao năm 2023. Thủ tướng Kishida thông báo Chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục nới lỏng các biện pháp kiểm dịch và cách ly sau nhập cảnh đối với Việt Nam; khôi phục chính sách miễn thị thực đối với hộ chiếu ngoại giao và công vụ…

Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí tăng cường hợp tác phục hồi kinh tế hậu Covid-19, tăng cường liên kết giữa hai nền kinh tế; xem xét thúc đẩy hợp tác chiến lược trên các lĩnh vực ưu tiên như cung cấp ODA thế hệ mới cho Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ Việt Nam công nghiệp hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế sâu rộng.

Thủ tướng Kishida khẳng định Chính phủ Nhật Bản tiếp tục đẩy mạnh cải thiện cơ chế, chính sách liên quan đến lao động người nước ngoài, trong đó có người Việt Nam tại Nhật Bản; tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản.

Nhật Bản sẽ dỡ bỏ hạn chế số lượng người nhập cảnh từ ngày 11/10.

Phát biểu trước báo giới tại Đại hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 77 diễn ra ở New York ngày 23/9, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, cho biết từ ngày 11/10 tới, sẽ dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế số lượng người nhập cảnh, thay vì chỉ giới hạn ở mức 50.000 người/ngày như hiện nay, cũng như dỡ bỏ hoàn toàn hạn chế du lịch cá nhân và hạn chế di chuyển miễn thị thực.

Đồng thời, Chính phủ cũng sẽ khởi động các chương trình kích cầu du lịch như giảm giá du lịch toàn quốc, giảm giá tham dự các sự kiện giải trí nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ vốn phải chịu tác động lớn từ cuộc khủng hoảng đại dịch Covid-19.

Nhật Bản mở cửa trở lại với khách du lịch nước ngoài từ ngày 10/6 nhưng quy định tất cả du khách phải tham gia các tour du lịch có hướng dẫn viên và xin thị thực.

Đến cuối tháng 8, mặc dù quy định này đã được nới lỏng một phần cho phép du khách nước ngoài được nhập cảnh không cần thông qua tour nhưng bắt buộc phải đặt chuyến qua công ty du lịch. Quy định này đã hạn chế một lượng lớn khách du lịch phương Tây chọn điểm đến Nhật Bản vì sở thích du lịch cá nhân hơn.

Động thái mở cửa hoàn toàn lần này của Chính phủ Nhật Bản, cộng với việc đồng Yên yếu được kỳ vọng sẽ giúp sớm khôi phục lại ngành du lịch dịch vụ nước này như trước đại dịch Covid-19.

Đề nghị Nhật Bản miễn hai loại thuế cho lao động Việt Nam

Ngày 20/09, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp và làm việc với ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản về các vấn đề Việt Nam – Nhật Bản cùng quan tâm, trong đó có chương trình thực tập sinh kỹ năng.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh: Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản không chỉ là quan hệ đối tác chiến lược mà còn là quan hệ bạn bè rất tin cậy, hỗ trợ lẫn nhau.

Đến thời điểm hiện nay, số thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản đã lên tới 370.000 người trong tổng số gần 500.000 người Việt Nam sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Đó là minh chứng rõ nét cho hiệu quả hợp tác trên lĩnh vực này.

Trong thời gian qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam đã trình Chính phủ và Quốc hội sửa đổi nhiều nội dung liên quan đến hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; xử lý nghiêm doanh nghiệp vi phạm các quy định chính sách, nhất là vi phạm về vấn đề thu phí với người lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đề xuất thêm một số vấn đề liên quan đến chế độ tiền lương, trợ cấp đối với người lao động, thực tập sinh Việt Nam cũng như người lao động các nước trong bối cảnh đồng Yên đang giảm giá, ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động.

"Trong thời gian qua, thực tập sinh Việt Nam đã rất vất vả do chịu tác động, ảnh hưởng của dịch Covid-19. Hiện nay, các lao động lại bị giảm bình quân 30% thu nhập do tác động của tỷ giá đồng Yên, cuộc sống càng vất vả hơn", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói và mong phía Nhật Bản điều chỉnh chính sách tiếp nhận, tăng lương tối thiểu cho thực tập sinh Việt Nam được hưởng các quy chế bình đẳng như áp dụng với một số quốc gia khác.

Bộ trưởng cũng đề nghị Nhật Bản xem xét tiếp tục cải tiến các chương trình tiếp nhận thực tập sinh, chương trình lao động kỹ năng đặc định, đặc biệt là đánh giá lại chương trình tiếp nhận điều dưỡng viên chăm sóc người cao tuổi,… để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, nghiệp đoàn hai bên trong phối hợp thực hiện.

Cùng với đó, đề nghị Nhật Bản xem xét mở rộng ngành nghề tiếp nhận thực tập sinh Việt Nam trong các lĩnh vực phục vụ nhà hàng, khách sạn, lái xe, dịch vụ, bảo dưỡng trong ngành đường sắt đô thị và tàu cao tốc, thi công, xây dựng hệ thống công trình ngầm xử lý nước thải, môi trường đô thị..., là những ngành, nghề người lao động Việt Nam nhanh thích ứng, nâng cao được kỹ năng nếu qua đào tạo cơ bản.

Nhân dịp này, Bộ trưởng cũng đề nghị phía Nhật Bản miễn thuế cư trú và thuế thu nhập đối với thực tập sinh Việt Nam và triển khai thực hiện việc tuyển chọn lao động kỹ năng đặc định theo quy định tại Thỏa thuận đã ký kết giữa hai nước.

Theo Bộ trưởng, hiện nay, du học sinh, người lao động Việt Nam đang bị đánh hai loại thuế, thuế cư trú và thuế thu nhập, trong khi Nhật Bản không áp dụng hai loại thuế này với lao động của nhiều quốc gia khác. Việc đánh hai lần thuế khiến thu nhập còn lại của thực tập sinh rất thấp, khó đảm bảo được việc thu hút người lao động Việt Nam tham gia các chương trình của Nhật Bản.

Ông Nakatani Gen, Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản cho biết, đã tiếp thu và ghi nhận những ý kiến, đề nghị của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực xúc tiến để thực hiện những đề xuất trên.

Trợ lý Thủ tướng Nhật Bản cũng đánh giá cao Việt Nam về việc cử điều dưỡng, hộ lý sang Nhật Bản làm việc. Về các chế độ đãi ngộ, ông cho biết, Bộ Tư pháp Nhật Bản đã và đang xem xét tạo điều kiện cho điều dưỡng, hộ lý Việt Nam có môi trường làm việc tốt hơn, tăng sức hút với lao động các nước trong ngành nghề này sang Nhật Bản làm việc.

Doanh nghiệp PGT Holdings nỗ lực phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam và Nhật Bản

PGT Holdings (HNX: PGT) kinh doanh trên các lĩnh vực Mua bán & Sáp nhập, Thuê ngoài nhân sự, Tài chính vi mô và Xuất khẩu lao động. Với những thế mạnh và kinh nghiệm lâu năm trên cả 2 thị trường Việt Nhật, PGT Holdings đã xúc tiến thành công nhiều thương vụ hợp tác giữa các doanh nghiệp của hai nước.

Ngay cả trong giai đoạn đại dịch diễn ra, doanh nghiệp này vẫn tích cực thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài đến thị trường Việt Nam. Một trong số đó là sự thành công của hội thảo "Đầu tư vào Việt Nam sau đại dịch Corona" được tổ chức vào tháng 08/2021 tại Tokyo Nhật Bản.

PGT Holdings cung cấp nguồn lao động chất lượng cao cho các doanh nghiệp Nhật Bản, đồng thời tạo cơ hội việc làm uy tín, thu nhập cao cho người lao động Việt muốn phát triển tại đất nước mặt trời mọc.

Song song với các hoạt động mang ý nghĩa cộng đồng, kết quả kinh doanh của PGT Holdings và 3 công ty con tại Việt Nam, Myanmar, Nhật Bản đều đạt được kết quả tích cực. Trong năm 2021, mã cổ phiếu PGT nổi bật trên sàn chứng khoán khi có những bước nhảy vọt về giá trị và thanh khoản.

photo-1664720366610

Trong lĩnh vực năng lượng và nông nghiệp, UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ hỗ trợ PGT Holdings xúc tiến đầu tư tại Đồng Tháp, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách đầu tư đối với các đơn vị, doanh nghiệp do PGT Holdings giới thiệu đến Đồng Tháp đầu tư. Phía PGT Holdings cũng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh Đồng Tháp kết nối với các doanh nghiệp, đơn vị của tỉnh Okinawa nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, giao thương giữa hai tỉnh.

Tại buổi góp mặt, UBND tỉnh Đồng Tháp và Công ty PGT Holdings thống nhất hợp tác toàn diện về giáo dục và đào tạo; nông nghiệp và năng lượng, cùng nhau thúc đẩy hỗ trợ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển kinh tế của hai bên.

photo-1664720368863

PGT Holdings đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…

Trong lĩnh vực giáo dục, PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.

Khép lại phiên giao dịch ngày 30/9/2022, mã PGT đóng cửa và giao dịch trong khoảng giá 4,200 – 10,000 VNĐ.

Với những nỗi lực thông qua các dự án hợp tác quốc tế PGT Holdings tin rằng doanh nghiệp sẽ bứt phá trong thời gian tới./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn