Việt Nam - Nhật Bản tăng cường hợp tác kinh tế số
Ngày 5/12, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Trường Chính sách công (GraSPP) – Đại học Tokyo đã tổ chức Diễn đàn Nghiên cứu Việt Nam – Nhật Bản về "Đối tác kinh tế số trong Khung khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự Thịnh vượng (IPEF): Định hướng hợp tác giữa Nhật Bản và Việt Nam".
Diễn đàn là một trong những sự kiện chính thức kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Nhật Bản (1973-2023) và cũng là sự kiện tiếp nối chuỗi hội thảo thường niên do CIEM và GraSPP thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Quốc tế Toshiba (TIFO).
Diễn đàn nhằm trao đổi, phân tích về những chuyển biến trong quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, đưa ra những góc nhìn và đánh giá về hợp tác kinh tế số trong IPEF, định hướng để hai nước có thể tăng cường hợp tác kinh tế số trong thời gian tới.
Diễn đàn nhằm trao đổi, phân tích về những chuyển biến trong quan hệ đối tác giữa Nhật Bản và Việt Nam, các xu hướng và diễn biến quốc tế mới có ảnh hưởng hợp tác kinh tế ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, cũng như bàn thảo những góc nhìn và đánh giá về hợp tác kinh tế số trong IPEF, và những định hướng để hai nước có thể tăng cường hợp tác kinh tế số trong thời gian tới.
Theo đánh giá, giai đoạn 2022-2023 đã chứng kiến những chuyển biến tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế, dù còn đối mặt với nhiều thách thức. Vượt qua những khó khăn trong quá trình thảo luận, khu vực Đông Nam Á đã đạt được những thành công lớn trong việc tổ chức các Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), G20 và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC).
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã đi vào thực hiện từ đầu năm 2022 và đã bước đầu giúp gắn kết các nền kinh tế thành viên vào đà phục hồi xuất khẩu ở khu vực, đồng thời tạo động lực cho ASEAN đàm phán, kết thúc đàm phán với một số đối tác để nâng cấp một số FTA hiện có. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) tiếp tục ghi nhận sự quan tâm của nhiều nền kinh tế.
Đặt trong bối cảnh ấy, IPEF - chính thức công bố vào tháng 5/2022 thể hiện một nỗ lực quan trọng nhằm tăng cường liên kết kinh tế của các nền kinh tế thành viên ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Khuôn khổ bao gồm 4 Trụ cột chính, đó là Trụ cột I - Thương mại, Trụ cột II - Chuỗi cung ứng, Trụ cột III – Kinh tế sạch và Trụ cột IV - Kinh tế công bằng.
Theo đó, kinh tế số đã phát triển với tốc độ chưa từng có tiền lệ, có ảnh hưởng thực tế toàn diện, sâu sắc đối với phương thức tăng trưởng và phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới. Những khó khăn do dịch bệnh COVID-19, gián đoạn chuỗi cung ứng... không làm suy giảm động lực phát triển kinh tế số, mà thậm chí còn đẩy nhanh hơn tiến trình chuyển đổi số và quan hệ đối tác về kinh tế số.
Phát biểu tại Diễn đàn, bà Trần Thị Hồng Minh - Viện trưởng CIEM khẳng định, tầm quan trọng thiết yếu của các phương thức sản xuất – kinh doanh dựa trên nền tảng số, đồng thời cho biết, kinh tế số toàn cầu chuyển dịch mạnh mẽ hơn từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và trong bối cảnh xung đột Nga – Ucraina làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Vượt qua những khó khăn, khu vực Đông Nam Á đã đạt được những thành công lớn trong việc tổ chức các sự kiện thúc đẩy hợp tác, như hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), G20 và diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Trong bối cảnh ấy, khung khổ kinh tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chính thức công bố vào tháng 5/2022 thể hiện nỗ lực tăng cường liên kết kinh tế của các thành viên ở khu vực này.
Khung khổ này bao gồm 4 trụ cột chính: Thương mại, chuỗi cung ứng, kinh tế sạch và kinh tế công bằng.
Theo ông Kazuo Kusakabe, Trưởng đại diện Toshiba châu Á - Thái Bình Dương, Văn phòng tại Hà Nội cho biết, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về kinh tế số; đồng thời đề ra một nội dung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong phát triển kinh tế số.
Nhiều ý kiến tại diễn đàn cho rằng, Nhật Bản và Việt Nam có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về kinh tế số. Đặc biệt là vào tháng 11/2023, hai nước đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới. Tuyên bố chung Việt Nam, Nhật Bản về nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện đã đề ra một nội dung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong phát triển kinh tế số trong thời gian tới.
Các chuyên gia hai nước nhận xét, Nhật Bản và Việt Nam còn có nhiều tiềm năng để thúc đẩy hợp tác về kinh tế số. Đáng chú ý là vào tháng 11/2023, hai quốc gia đã quyết định nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và thế giới. Tuyên bố chung Việt Nam, Nhật Bản về nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện đã đề ra một nội dung về thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong phát triển kinh tế số. Cùng tham gia IPEF, Nhật Bản và Việt Nam kỳ vọng sẽ có cơ hội để gia tăng hợp tác hướng tới tiếp cận các thông lệ tốt về khung chính sách và pháp lý cho kinh tế số.
Do đó, Diễn đàn là cơ hội để các chuyên gia và đại biểu của hai nước thảo luận, trao đổi, đề xuất các nội dung, kịch bản phát triển và giải pháp tăng cường quan hệ hợp tác phát triển kinh tế số giữa Việt Nam và Nhật Bản, cũng như gợi mở những yêu cầu cải cách và nâng cao năng lực nội tại đối với Việt Nam để phát triển kinh tế số gắn với các mối quan hệ đối tác kinh tế số.
Thanh ThủyKhông khí Tết len lỏi khắp mọi nẻo đường lên “nóc nhà Đông Dương”, Fansipan (Sa Pa) khoác lên tấm áo xuân rực rỡ sẵn sàng chào đón du khách trong kỳ nghỉ lễ sắp tới.