Việt Nam sẽ có ưu đãi, hỗ trợ về thuế cho nhà đầu tư FDI

Đầu tư và Tiếp thị
07:35 AM 29/05/2023

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), lũy kế đến giai đoạn hiện tại của năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã có hơn 1600 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn gần 22 tỷ USD.

photo-1685282760431

Các nhà đầu tư Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài ở 13 ngành. Trong đó, thông tin và truyền thông dẫn đầu, chiếm gần 69% tổng vốn đăng ký. Ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản đứng thứ hai; tiếp theo là các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, khai khoáng…

Có 20 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2023. Dẫn đầu là Singapore với 7 dự án đầu tư mới và 2 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt gần 103,3 triệu USD, chiếm 62,3% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là các quốc gia Lào, Australia, Cuba…

Lũy kế đến giai đoạn hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 1643 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 21,93 tỷ USD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn Nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỷ USD, chiếm gần 53,2% tổng vốn đầu tư cả nước.

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị nâng cao hiệu quả đầu tư nước ngoài

Trong đó, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định của pháp luật chuyên ngành theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ngành và với chính quyền địa phương; kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư - kinh doanh. Kiên quyết cắt bỏ thủ tục hành chính không cần thiết, làm tăng chi phí tuân thủ.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo khả năng xây dựng Luật Đầu tư mạo hiểm; chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xây dựng giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế, không trái với quy định và cam kết quốc tế trên tinh thần hài hòa lợi ích các bên, khuyến khích các nhà đầu tư hiện hữu cũng như các nhà đầu tư mới, bảo đảm ứng xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Thủ tướng cũng giao nhiều nhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành, địa phương như: Thực hiện đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động; đề xuất khung chính sách thử nghiệm và giải pháp đột phá để thu hút các tập đoàn công nghệ số hàng đầu thế giới.

Thủ tướng giao Bộ Tài chính rà soát, hoàn thiện các quy định pháp luật hiện hành và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam trình Quốc hội vào Kỳ họp thứ 6.

Chỉ thị của Thủ tướng cũng nêu rõ, thời gian qua, thu hút đầu tư nước ngoài đã có thành tựu lớn, đưa đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Năm 2021 và 2022, mặc dù tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp, song thu hút đầu tư nước ngoài vẫn đạt được những kết quả khả quan, nhất là về vốn giải ngân, xuất khẩu, nộp ngân sách, tạo việc làm, góp phần cải thiện cán cân thanh toán và hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện nay, tình hình thế giới biến động nhanh, phức tạp, khó lường, nhiều vấn đề phát sinh chưa có tiền lệ, vượt khỏi dự báo. Kinh tế trong nước có những thuận lợi nhưng cũng tồn tại những khó khăn, thách thức đan xen.

Công tác quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài còn có bất cập, có nơi còn thiếu thống nhất, gắn kết giữa các địa phương trong thu hút đầu tư; môi trường kinh doanh chưa có ưu việt đáng kể so với mặt bằng cạnh tranh thu hút đầu tư trên thế giới và tại khu vực, kết cấu hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng mong đợi của nhà đầu tư, nguồn lao động đã qua đào tạo còn yếu và thiếu; sự liên kết giữa đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước còn hạn chế...

Nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp

Kết luận Hội nghị gặp gỡ với các doanh nghiệp nước ngoài cuối tháng 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam luôn đề cao việc tuân thủ luật pháp và chủ động, tích cực tham gia các cam kết chung của quốc tế, trong đó có các cam kết về thuế tối thiểu toàn cầu của OECD.

Chính phủ đã và đang chỉ đạo khẩn trương rà soát, có các giải pháp thu hút đầu tư, hỗ trợ khác ngoài thuế trên cơ sở không trái với các quy định và cam kết quốc tế, hài hòa lợi ích giữa các bên, bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp.

Các hỗ trợ có thể là: hỗ trợ liên quan đến đất đai, chi phí nghiên cứu khoa học và công nghệ; cải cách thủ tục hành chính, phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng…

Đồng thời, tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, quy định và xây dựng lộ trình áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm quốc tế và áp dụng phù hợp với Việt Nam trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Về các vấn đề khác, Thủ tướng cho biết Chính phủ đang trình Quốc hội xử lý các vấn đề liên quan thị thực. Các cơ quan đang tiếp tục xử lý các vấn đề liên quan tới phòng cháy chữa cháy, thuốc, vật tư y tế, năng lượng (quy hoạch điện VIII, điện gió, điện mặt trời, điện áp mái, thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp... cũng như thủ tục cấp phép vận hành các cơ sở giáo dục, đánh giá tác động môi trường).

"Chính phủ đang nghiên cứu làm sao tối ưu nhất vừa thực hiện chính sách của OECD vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư và kinh tế Việt Nam tốt hơn", Thủ tướng thông tin.

Theo Thủ tướng, tình hình lúc nào cũng có những khó khăn, hết khó khăn này lại đến khó khăn khác. Vì vậy, cần tăng cường phân tích, đánh giá tình hình, dự báo những vấn đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam để có đối sách phù hợp, xác định một số trọng tâm, trọng điểm.

Quay trở lại với TTCK, kết phiên giao dịch ngày 26/5, chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 0,87 điểm, dừng lại ở 1063,76 điểm. Theo đó, trên HOSE hôm nay có tới 227 mã tăng, trong khi đó 72 mã tham chiếu và 146 mã giảm. Chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,08 điểm, đạt 217,64 điểm; trong khi chỉ số UPCoM-Index giảm nhẹ 0,13 điểm, đạt 80,58 điểm. Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 243 tỷ trong phiên giao dịch trên sàn HOSE.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng: "Xu hướng tích lũy và dòng tiền luân chuyển nhanh ở nhóm vốn hóa trung bình thấp khiến rủi ro tăng cao với các giao dịch lướt sóng ngắn hạn. Trong lúc chờ đợi tín hiệu rõ ràng hơn của thị trường, nhà đầu tư với mức độ chấp nhận rủi ro thấp có thể đứng ngoài, hoặc tham gia có chọn lọc với tỷ trọng thấp nếu khẩu vị rủi ro cao hơn".

Khép lại phiên giao dịch ngày 26/5/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5% Nhiều nhóm giải pháp nhằm đạt tăng trưởng GDP năm 2024 đạt từ 6%-6,5%

Nhìn tổng thể bức tranh kinh tế, kết quả tăng trưởng quý I đạt 5,66% đang sát với kịch bản cao (5,6%). Để vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những quý còn lại cần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện hiệu quả, linh hoạt các chính sách điều hành của Chính phủ.