Việt Nam sẽ là Hub quan trọng thuộc mạng lưới WLP
Ông Abdulla Alsuwaidi, Giám đốc Hubs và Đối tác toàn cầu của sáng kiến Hộ chiếu Logistics thế giới đánh giá: "Với vị trí chiến lược là một trung tâm trung chuyển và sản xuất của khu vực, Việt Nam sẽ là trung tâm logistics và thương mại của khu vực (gọi tắt là Hub) quan trọng thuộc mạng lưới WLP".
Vừa qua, chương trình Hộ chiếu Logistics Thế giới (WLP) đã phối hợp với Bộ Công Thương và Đại sứ quán các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) tổ chức “Diễn đàn về Sáng kiến Hộ chiếu Logistics Thế giới (WLP) - Tiềm năng tăng cường hợp tác Việt Nam - UAE về logistics”.
Được biết, Hộ chiếu Logistics Thế giới (WLP) là một sáng kiến toàn cầu do Dubai dẫn đầu được thiết kế nhằm tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại thế giới, đã bổ sung Việt Nam vào danh sách các trung tâm logistics và thương mại của khu vực (gọi tắt là Hub).
WLP chào đón 5 doanh nghiệp Việt Nam vào danh sách các đối tác và hy vọng thời gian tới số lượng đối tác sẽ càng tăng, gồm: Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA), Công ty CP Vận tải và thương mại Đường sắt (RATRACO) - Đường sắt Việt Nam; Công ty CP T&Y Superport Vĩnh Phúc; Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam (VNSC); Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam (Vicofa).
WLP làm việc với các đối tác tại 29 Hub thuộc mạng lưới này và chương trình tùy chỉnh các lợi ích cho các hội viên để giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, cung cấp hỗ trợ cho mạng lưới để loại bỏ các rào cản thương mại, mở khóa thương mại đa phương thức, tạo thuận lợi cho hành trình giao dịch tổng thể cho các nhà giao dịch và tạo điều kiện tiếp cận thị trường toàn cầu.
Ông Abdulla Alsuwaidi, Giám đốc Hubs và Đối tác toàn cầu WLP đánh giá: Với vị trí chiến lược là một trung tâm trung chuyển và sản xuất của khu vực, Việt Nam sẽ là Hub quan trọng thuộc mạng lưới WLP.
“WLP là mạng lưới thương mại đa phương, hướng tới hoạt động thương mại qua biên giới êm thuận. Các lợi ích được điều chỉnh để giúp các thương nhân tiết kiệm chi phí, thời gian và mở ra cơ hội tiếp cận thị trường mới. WLP đang lựa chọn các đối tác một cách chiến lược dọc hành trình chuỗi cung ứng và logistics nhằm gỡ bỏ các rào cản thương mại và hướng tới việc tăng cường xuất nhập khẩu đa dạng giữa các Hub”, ông Abdulla Alsuwaidi thông tin.
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho rằng, việc thực hiện thành công Chương trình WLP sẽ giúp cho hoạt động thương mại và logistics giữa Việt Nam với các nước nằm trong Chương trình được tiến hành thuận lợi, nhất là các thị trường châu Phi, châu Mỹ La tinh - nơi mà doanh nghiệp Việt chưa có nhiều quan hệ dịch vụ logistics trực tiếp.
“Với vai trò đầu mối liên hệ của Chương trình tại Việt Nam, Hiệp hội sẽ nỗ lực xúc tiến để Chương trình thành công tại Việt Nam”, ông Hiệp chia sẻ.
Từ tháng 05/2021, Việt Nam đã trở thành một trong 29 thành viên (Hub) của Hộ chiếu logistics thế giới – World Logistics Passport (WLP) thông qua bản ghi nhớ hợp tác từ Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) với WLP dưới sự ủng hộ của Bộ Công Thương và Đại sứ quán Việt Nam tại UAE, mở đường cho hệ sinh thái logistics Việt Nam tham gia vào hệ sinh thái logistics toàn cầu cũng như mạng lưới các thành viên của WLP. Hiện, 22 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam đã đăng ký tham gia là thành viên của chương trình WLP.
Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.