Việt Nam tăng 39 bậc về xếp hạng chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới

Tiếp thị
03:54 PM 27/06/2022

Tạp chí kinh doanh, thương mại hàng đầu thế giới CEOWORLD (Mỹ) vừa công bố báo cáo xếp hạng chỉ số chất lượng sống của 165 nước trên thế giới, trong đó Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 các quốc gia, so với năm 2021, thứ hạng chất lượng sống của Việt Nam đã tăng 39 bậc.

"Chỉ số chất lượng sống" của các quốc gia được CEOWORLD phân tích và so sánh 165 quốc gia với 10 hạng mục chính. Một số hạng mục đó là: Chi phí sống, ổn định kinh tế, Chính sách thân thiện với các gia đình, Thị trường việc làm tốt, Bình đẳng thu nhập, Trung lập và ổn định chính trị, An toàn, Ảnh hưởng văn hóa, Hệ thống giáo dục công lập phát triển và hệ thống y tế công cộng phát triển tốt. Mỗi yếu tố được chấm trên thang điểm 100.

CEOWORLD lựa chọn 165 quốc gia có đóng góp nhiều nhất vào GDP của thế giới để xếp hạng chỉ số chất lượng sống.

Theo báo cáo nói trên, chỉ số "Chất lượng sống" của Việt Nam đạt 78,49 điểm, xếp vị trí 62/165 các quốc gia trên bảng xếp hạng. So với năm 2021 (Việt Nam đứng thứ 101/171 các quốc gia trên thế giới), thứ hạng "Chất lượng sống" của Việt Nam đã tăng 39 bậc, có những bước cải thiện quan trọng về chất lượng cuộc sống.

Việt Nam tăng 39 bậc về xếp hạng chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới - Ảnh 1.

Chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới của Việt Nam ở vị trí 62/165, tăng 39 bậc. Ảnh minh họa internet.

Cũng trong bảng xếp hạng này, Phần Lan là quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới với chỉ số chất lượng sống đạt 99,06 điểm; tiếp đến là Đan Mạch (98,13 điểm), Na Uy (96,75 điểm).

Trong khi đó, vị trí cuối cùng của bảng xếp hạng các quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới thuộc về Comoros (33,19 điểm), Triều Tiên (32,41 điểm), Montserrat (32,06 điểm), Sudan( 31,67 điểm) và Syria (31,55 điểm).

Nhật Bản là quốc gia có chỉ số chất lượng sống tốt nhất châu Á với 91,23 điểm. Quốc gia này cũng nằm trong top 10 quốc gia có chất lượng cuộc sống tốt nhất trên toàn cầu.

Trong số các quốc gia ở Đông Nam Á, chỉ có Singapore lọt tốp 20 quốc gia có chất lượng sống tốt nhất thế giới.

Huyền My (T/h)
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.