Việt Nam tăng cường đầu tư và phát triển hệ sinh thái tài chính số
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 18/8/2022, VN-Index giảm 1,62 điểm (0,13%) còn 1.273,66 điểm, HNX-Index giảm 1,4 điểm (0,46%) xuống 301,19 điểm, UPCoM-Index giảm 0,22 điểm (0,24%) về 92,85 điểm.
Kết thúc phiên đáo hạn phái sinh tháng 8/2022, VN-Index đóng cửa 1.273,66 điểm, giảm 1,62 điểm với thanh khoản sụt giảm 20% so với phiên ngày 17/8 (20.641 tỷ đồng).
"Hội nghị kết nối nhà đầu tư và startup trong lĩnh vực ICT - chủ đề Thúc đẩy đầu tư và phát triển hệ sinh thái tài chính số".
Ngày 28/06/2022, Hiệp hội phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) phối hợp cùng CLB Đầu tư Khởi nghiệp Công nghệ số VDI; Văn phòng Đề án 844, Bộ Khoa học và Sài Gòn Innovation Hub tổ chức thành công "Hội nghị kết nối nhà đầu tư và startup trong lĩnh vực ICT".
Hội nghị có sự góp mặt của nhiều khách mời là các diễn giả uy tín như Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng, Cục Công tác Phía Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ; Ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch VINASA, Giám đốc TFI; Ông Huỳnh Kim Tước, CEO Sai Gon Innovation Hub; Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Chủ tịch Tập đoàn IMG Group, Uỷ viên Thường vụ Hiệp hội Blockchain Việt Nam; Bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh - Giám Đốc Vùng, NEXTPAY; Ông Nguyễn Sơn Hoàng Lê, Đại diện Ascend Vietnam Ventures; Ông Nguyễn Văn Du, Founder & CEO, BIZ4 cùng các khách mời là các đơn vị/doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực tài chính số.
Phát biểu khai mạc "Hội nghị kết nối nhà đầu tư và startup trong lĩnh vực ICT - chủ đề Thúc đẩy đầu tư và phát triển hệ sinh thái tài chính số", Ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch VINASA, Giám đốc TFI cho biết: "Trong việc đầu tư cũng như phát triển Startup ở Việt Nam, Fintech lúc nào cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cũng là lĩnh vực thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất ở Việt Nam. Thống kê từ các báo cáo đầu tư hằng năm từ năm 2012 đến nay, Fintech luôn nằm trong top 4 nhận được nhiều vốn đầu tư nhất cũng như top 4 lĩnh vực tác động đối với xã hội. Fintech chính là máu thịt của tất cả các ngành. Bên cạnh đó, lĩnh vực này đang thể hiện được rất rõ vai trò cũng như tác động của nó đối với tất cả hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nền kinh tế của Việt Nam."
Chia sẻ phát biểu chào mừng Hội nghị, Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Cục trưởng, Cục Công tác Phía Nam, Bộ Khoa học & Công nghệ thông tin: "Đứng về góc độ Cơ quan quản lý Ngành Khoa học Công nghệ, chúng tôi luôn luôn chào đón, tạo dựng thêm nhiều cơ hội thúc đẩy công nghệ mới và tiên tiến như Blockchain, công nghệ nền tảng hay xu hướng như tài chính số - còn được gọi là Fintech (ngành công nghệ không tiền mặt) để Việt Nam có cơ hội nắm bắt, tiếp cận càng nhiều càng tốt. Về Cơ quan quản lý, lĩnh vực tài chính cũng như ngân hàng vẫn đang rất nỗ lực tìm hiểu, tiếp cận và hình thành các chính sách. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu rằng, để đề ra các chính sách phù hợp không phải là điều dễ dàng trong một sớm một chiều. Tôi hy vọng là sẽ sớm có được những chính sách thật sự phù hợp để môi trường chúng ta tương tác vừa đảm bảo luật pháp, vừa minh bạch và có một chiến lược phát triển bền vững giống như một số các quốc gia phát triển."
Hội nghị tập trung thảo luận về 05 nội dung chính: Tổng quan thị trường đầu tư khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Việt Nam; Phát triển hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam; Đầu tư và phát triển Startup Số trong khu vực, Khuyến nghị cho Việt Nam; Blockchain - tương lai Fintech và Góc nhìn từ Startup Fintech về gọi vốn đầu tư.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Chủ tịch Tập đoàn IMG Group, Uỷ viên Thường vụ Hiệp hội Blockchain Việt Nam đóng góp tham luận về Blockchain – tương lai Fintech, cung cấp thông tin về tổng quan thị trường Fintech trong và ngoài nước. Blockchain chính là một phần của Fintech, là sự hoàn thiện của Fintech trong một loạt các vấn đề liên quan đến tài chính. Đưa ra các thách thức của Fintech trong thời điểm hiện nay cũng như ứng dụng của Blockchain trong Fintech.
Phần toạ đàm "Hội nghị kết nối nhà đầu tư và startup trong lĩnh vực ICT - là nơi chia sẻ góc nhìn từ những nhân vật có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính số, đặc biệt là Fintech và Blockchain đến các khách mời, đơn vị/doanh nghiệp, startups. Dưới sự chủ trì của Ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch VINASA, Giám đốc TFI, các diễn giả đã có những chia sẻ đa dạng góc nhìn về lĩnh vực Fintech hiện nay cũng như Startups trong các lĩnh vực Fintech, Blockchain, đưa ra những nhận định về Fintech trong tương lai gần và xa. Cuối cùng là những mong muốn về chính sách cũng như kỷ nguyên mới về tài chính số cũng được các khách mời giải đáp một cách cặn kẽ.
Mặc dù, Việt Nam là một quốc gia có tinh thần khởi nghiệp cao nhưng ở đâu đó vẫn còn rất nhiều Startups công nghệ chưa thực sự dày dặn kinh nghiệm thực chiến cũng như thiếu các giải pháp để giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng trong hành trình đam mê khởi nghiệp của mình. Chính vì thế, Hội nghị kết nối với chủ đề Thúc đẩy đầu tư và phát triển hệ sinh thái tài chính số là cơ hội để những Startups Fintech đi trước hay các quỹ đầu tư cùng các chuyên gia có kinh nghiệm có thể chia sẻ những thông tin hữu ích cho Startups Fintech, thúc đẩy phát triển hệ sinh thái tài chính số tại Việt Nam.
Nhắc tới doanh nghiệp Việt Nam, PGT Holdings với mã cổ phiếu PGT trên sàn HNX đang bắt nhịp xu hướng số hóa như hiện nay.
Tại thị trường nước ngoài, PGT đẩy mạnh hoạt động tài chính vi mô và đầu tư tại công ty con Công Ty TNHH Tài chính vi mô BMF ở Myanmar.
BMF sẽ tiếp tục thực hiện việc tăng vốn bằng hình thức huy động vốn góp hoặc vốn vay thông qua sự bảo lãnh của PGT Holdings. Mục đích chính nhằm tăng thêm lượng tiền để cung ứng cho hoạt động kinh doanh của BMF ở mức vốn tối đa không quá 5 triệu USD như đã đăng ký hoặc thực hiện việc ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với các đối tác tiềm năng trong và ngoài nước.
PGT Holdings dự định sẽ thu mua toàn bộ cổ phần của BMF để có thể toàn quyền quyết định đường lối kinh doanh của BMF, đồng thời có thể chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh chính của PGT Holdings là mua bán, sáp nhập công ty.
Bên cạnh đó, Công ty sẽ tiến hành đầu tư vào công nghệ thanh toán ví điện tử của Công ty TNHH Global Fintech tại Myanmar. Việc đầu tư này nhằm mục đích bổ trợ cho BMF có thể thuận tiện hơn trong việc giải ngân và thu hồi các khoản vay, đồng thời nâng tầm BMF trở thành công ty cho vay tài chính công nghệ. Ông Kakazu Shogo – Tổng Giám Đốc công ty nhận định: "Việc mua lại phần còn lại của BMF có 2 mục đích chính: Thị trường cho vay tài chính của Myanmar rất giống Việt Nam vào 10 năm trước và đang có rất nhiều cơ hội tiềm năng. Hiện tại thành phố lớn của Myanmar là Yangon đã giới hạn việc cấp giấy phép tài chính.
Vì vậy, PGT Holdings sẽ thu mua toàn bộ cổ phần của BMF để có thể nắm toàn quyền quyết định và quyền kinh doanh. Từ đó, nâng cao giá trị doanh nghiệp của BMF. Đồng thời, có thể thực hiện quyền kinh doanh chính của PGT là mua bán Công ty thông qua Công ty BMF. Ngoài ra, hiện tại Công ty cũng có nhiều đối tác tiềm năng mong muốn cùng PGT Holdings hợp tác trong lĩnh vực này." Với sự tăng trưởng ổn định dần đều qua các năm và được đầu tư bài bản, BMF được kỳ vọng sẽ có những bước phát triển nhảy vọt trong năm 2022.
Tại thị trường trong nước_Việt Nam, PGT Holdings hợp tác cùng IT-Communications Việt Nam.
Cụ thể, Công ty cổ phần PGT HOLDINGS ký kết thành công hợp đồng với CÔNG TY TNHH IT-Communications Việt Nam và chính thức trở thành thành đối tác chiến lược quan trọng về các giải pháp làm việc từ xa.
IT-Communications Việt Nam, với tư cách là một doanh nghiệp tổng đài, không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin đến với khách hàng mà chúng tôi còn là đơn vị cung cấp hệ thống call center đa kênh, tích hợp nhiều kênh khác nhau tạo thành một màn hình và một hệ thống. Cụ thể Cyber-Telephony là hệ thống Call center chuyên biệt, giúp hỗ trợ khách hàng làm việc từ xa và đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong sự hợp tác này, bằng cách cung cấp Cyber-Telephony của IT-Communications Việt Nam cho các công ty, doanh nghiệp tại Việt Nam, sẽ tiên phong trong việc khai thác kinh doanh tại Nhật Bản cũng như phát triển hiệu quả dịch vụ chăm sóc khách hàng và thực hiện các công việc hỗ trợ.
IT-Communications Việt Nam: https://www.itcom21.com.vn/
Khép lại phiên giao dịch ngày 18/8/2022, mã PGT đang giao dịch trong khoảng giá 5,700 – 10,000 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.
Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
PV
Giá xăng, dầu đồng loạt giảm mạnh từ 15h hôm nay (12/9) sau điều chỉnh của Liên Bộ Công Thương - Tài chính.