Việt Nam “Thúc đẩy cơ chế mở” cho nhà đầu tư Nhật Bản
Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí mình đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp Nhật Bản, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, nguồn nhân lực, môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp.
Cụ thể ngày 30/11/2022 vừa qua tại TPHCM đã diễn ra "Hội nghị bàn tròn Nhật Bản tại TPHCM". Đây là hoạt động thường niên do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM (ITPC) cùng với các sở, ban, ngành Thành phố và Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại TPHCM (JCCH) phối hợp tổ chức.
Nhiều vấn đề kiến nghị của DN được tháo gỡ
Trong những năm qua, Nhật Bản luôn là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của TPHCM về thương mại và đầu tư. Tính lũy kế cho đến hết tháng 11 năm 2022, Nhật Bản có 1,568 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đạt 5,5 tỷ USD; đứng vị trí thứ 03/117 nước về tổng vốn đầu tư các dự án còn hiệu lực trên địa bàn Thành phố. Hiện nay, các nhà đầu tư Nhật Bản đang tập trung đầu tư vào các ngành như: công nghiệp chế biến, chế tạo, bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ, Xây dựng.
Phát biểu tại hội nghị, bà Cao Thị Phi Vân, Phó Giám đốc ITPC cho biết, trước khi hội nghị chính thức diễn ra, trong hai ngày 16 và 21/11, ITPC đã phối hợp 12 Sở ngành Thành phố và JCCH tổ chức bốn phiên họp để giải quyết các vướng mắc, kiến nghị từ các DN Nhật Bản, trong đó, lĩnh vực thuế bao gồm các nội dung, như: thanh tra thuế chuyển giá; về việc đơn giản hóa thủ tục hoàn thuế VAT. Về lĩnh vực Hải quan bao gồm 06 nội dung, như: gia công vận tải trong kho ngoại quan; kiểm tra vận hành của máy móc, thiết bị nhập khẩu; kiến nghị về việc nhập khẩu hóa chất. Trong lĩnh vực Môi trường - Đời sống với các kiến nghị như bố trí các phương tiện di chuyển an toàn từ sân bay đến nội thành và ngược lại; kiến nghị cải thiện về mặt vệ sinh – môi trường đô thị; các giải pháp về tình hình giao thông của Thành phố.
Lĩnh vực Pháp luật - Lao động với các kiến nghị về xem xét lại giới hạn trần về số giờ làm thêm và giải thích về quy định về giấy phép lao động và "di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp" trong pháp luật Lao động…Bà Vân cho biết, qua quá trình làm việc, các cơ quan chính quyền Thành phố đã giải đáp 23 câu hỏi, vấn đề lớn của Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản nêu ra.
Ông Nakagawa Motohisa, Phó Chủ tịch JCCH kiêm Trưởng ban môi trường kinh doanh đánh giá cao nỗ lực của chính quyền Thành phố và cho biết, qua quá trình làm việc với các sở, ngành Thành phố, nhiều vấn đề, nội dung mà các DN Nhật Bản kiến nghị đã được giải quyết hoàn toàn, còn một số vấn đề đã và đang tiếp tục được gỡ vướng, giải quyết từng phần hoặc đề xuất với chính quyền Thành phố kiến nghị các bộ, ngành giải quyết như vấn đề liên quan đến bảo hiểm, làm thêm giờ, giấy phép lao động…
Ưu tiên các ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ
Thông tin tới các DN Nhật Bản tại hội nghị, ông Đào Minh Chánh, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM, cho biết trong 09 tháng năm 2022,tình hình phục hồi và phát triển kinh tế Thành phố đã đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm ước tăng 9,71% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 804.728 tỷ đồng, tăng 25,9% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 19,6% so với cùng kỳ, trong đó bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 24,4% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp Thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt gần 36 tỷ USD, tăng 10,4% so với cùng kỳ.
Ông Chánh cho biết, để thu hút đầu tư, bên cạnh việc áp dụng các chính sách của Trung ương, TPHCM đã chủ động thực hiện các biện pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi hơn nữa cho các Nhà đầu tư lựa chọn Thành phố là điểm đến của các dự án đầu tư; cụ thể: Thành phố đã cắt giảm 30% thời gian giải quyết các thủ tục đăng ký đầu tư so với tổng thời gian theo luật định.
Ông Watanabe Nobuhiro, Tổng Lãnh sự Nhật Bản tại TPHCM đánh giá cao nỗ lực hồi phục và phát triển kinh tế TPHCM một cách mạnh mẽ. Đồng thời ông cho biết, Việt Nam ngày càng quan trọng đối với các DN FDI khi phát triển và đa dạng các chuỗi cung ứng, thu hút được nhiều DN, tập đoàn lớn đến đầu tư.
Ông Watanabe Nobuhiro cho rằng, sự phục hồi và phát triển của TPHCM là động lực cho sự phát triển của Việt Nam. Các DN Nhật bản mong muốn đầu tư mạnh mẽ hơn nữa tại Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng. Đồng thời sẵn sàng hợp tác tích cực với các DN Việt Nam để cùng phát huy thế mạnh của hai bên, giúp DN Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị.
TPHCM đã, đang và sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, nỗ lực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, về nguồn nhân lực, về môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch của doanh nghiệp. Không chỉ tại Hội nghị Bàn tròn Doanh nghiệp Nhật Bản ngày hôm nay, những thắc mắc, câu hỏi tiếp theo của các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên quan đến môi trường đầu tư – kinh doanh, sẽ được được chính quyền Thành phố lắng nghe, giải quyết trong thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết một cách sớm nhất.
Chia sẻ về lĩnh vực thu hút đầu tử của TPHCM, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM Đào Minh Chánh cho biết, TPHCM ưu tiên kêu gọi hợp tác đầu tư trong các lĩnh vực: Thương mại điện tử, logistic, hàng tiêu dùng và bán lẻ; các hoạt động thiết kế, sản xuất, xuất khẩu tham gia vào chuỗi cung ứng trong và ngoài nước, phát triển ngành công nghiệp theo hướng tự động hóa, quy trình sản xuất thông minh và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo.
Thành phố cũng ưu tiên các ngành công nghiệp trọng yếu có hàm lượng khoa học - công nghệ và giá trị gia tăng cao (cơ khí chế tạo, điện tử - công nghệ thông tin, hóa dược - cao su, chế biến tinh lương thực, thực phẩm) dựa trên nền tảng công nghiệp công nghệ cao và kinh tế số, nhất là ngành cơ khí theo hướng tự động hóa, ứng dụng trí tuệ nhân tạo ngành công nghệ thông tin (thiết bị điện tử, thông tin, phần mềm, vi mạch, robot,...); công nghiệp điện tử, công nghiệp an toàn, an ninh mạng; công nghiệp Internet Vạn vật (IoT) và thúc đẩy các ngành công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Bên cạnh đó, cụ thể hóa doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam, PGT Holdings (HNX: PGT) với các dự án công nghệ mà đang bắt đầu triển khai. PGT Holdings đang từng bước bổ sung; hoàn thiện vào chuỗi giá trị chiến lược đầu tư, từng bước phát triển hệ sinh thái của doanh nghiệp.
Ngày 5/11/2022 tại TP. Hồ Chí Minh, CTCP PGT Holdings đã chính thức có buổi lễ ký kết hợp tác chiến lược đối với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM.
Với mong muốn tạo động lực cho các vận động viên quần vợt tiềm năng tham gia thi đấu tranh tài trong và ngoài nước, đặc biệt là giải ITF U 18 quốc tế. Qua đó PGT Holdings mong muốn tiếp sức cho các vận động viên sau khoảng thời gian dài bị ảnh hưởng rèn luyện, thi đấu do dịch Covid-19. Từ đó, giúp người hâm mộ thể thao có thể tiếp tục thưởng thức các trận đấu đỉnh cao, nâng cao tinh thần rèn luyện thể thao và gắn bó tình đoàn kết Việt Nam - Nhật bản ngày càng sâu đậm.
Thông qua buổi lễ ký kết, đã đánh dấu một cột mốc mở đầu cho sự hợp tác và phát triển lâu dài của hai bên. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng vô cùng hân hạnh khi Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM đã lựa chọn CTCP PGT Holdings là người bạn đồng hành trong thời gian sắp tới.
Được biết dự án này này trong bước đi chiến lược của PGT Holdings với Liên Đoàn Quần Vợt TP. HCM. PGT Holdings cũng sẽ ứng dụng công nghệ lập trình Blockchain (thông qua NFT mà doanh nghiệp đang đầu tư) cụ thể NFT trong lĩnh vực thể thao.
Trong lĩnh vực thể thao, những người hâm mộ cảm thấy hưng phấn khi nhắc đến cầu thủ hoặc câu lạc bộ yêu thích thông qua tương tác với họ, theo mọi cách có thể. Sự tương tác này bao gồm việc xem hoặc tham dự các minigame, mua hàng hóa hoặc tham dự các sự kiện. Người hâm mộ luôn muốn đến gần hơn với các đội/câu lạc bộ và vận động viên yêu thích, điều này mang đến cho các đội và ban tổ chức giải đấu thể thao cơ hội tạo thêm doanh thu để tạo điều kiện tốt nhất cho các vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu trong, ngoài nước.
Liên đoàn thể thao đã nhận thấy giá trị của sự tương tác với người hâm mộ và đang tiếp tục tạo ra các nền tảng mới, nơi người hâm mộ có thể mua, sở hữu và giao dịch các vật phẩm kỷ niệm kỹ thuật số: Để tạo lập và quản lý hình ảnh, thương hiệu cá nhân của các cầu thủ tại liên đoàn.
Trong lĩnh vực nguồn nhân lực
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, đang bước vào kỷ nguyên "vàng" về nhân khẩu học khi hơn 70% dân số dưới 35 tuổi nhưng lại thiếu lao động trình độ cao. Vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
Lĩnh vực giáo dục
PGT Holdings sẽ tạo điều kiện cho các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp thực hiện chương trình thực tập cho ngành Điều dưỡng, Công nghệ thông tin, các lĩnh vực doanh nghiệp cần như kế toán và kỹ sư điện.
PGT Holdings luôn đưa ra thiện chí hỗ trợ, kết nối tỉnh Đồng Tháp với các đoàn khảo sát của Nhật Bản về nguồn nhân lực, năng lượng tái tạo, năng lượng điện, năng lượng tự nhiên. Đồng thời, PGT cũng sẽ giúp đỡ các doanh nghiệp của tỉnh thử nghiệm công nghệ kỹ thuật tiên tiến của Nhật Bản vào sản xuất kinh doanh, hỗ trợ xuất khẩu một số phụ phẩm sang Nhật Bản để phục vụ ngành chăn nuôi…
Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động M&A từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Quay lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/12/2022, VN-Index tăng 13,66 điểm (1,26%) lên 1093,67 điểm, HNX-Index tăng 4 điểm (1,85%) đạt 219,96 điểm, UPCoM-Index tăng 1,03 điểm (1,43%) lên 73,24 điểm. Toàn sàn có 107 mã tăng trần, 489 mã tăng giá, 745 mã đứng giá, 248 mã giảm giá, 28 mã giảm sàn.
Thống kê giao dịch của mã PGT trên sàn HNX.
Khép lại phiên giao dịch ngày 5/12/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,400 VNĐ.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.