Việt Nam thúc đẩy sự phát triển để khơi thông "Dòng vốn xanh"
Trong tháng 3/2023 tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên 2023 với chủ đề “Cộng đồng doanh nghiệp đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam trong thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết phục hồi và phát triển kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, bền vững hiện đang là ưu tiên hàng đầu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới.
Mục tiêu chung là nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và công bằng về xã hội; hướng tới nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và đóng góp vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Nhận thức được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh, Việt Nam đã sớm tiếp cận với mô hình phát triển xanh và bền vững. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành: (1) Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; (3) Đề án phát triển kinh tế tuần hoàn. Các nhiệm vụ xuyên suốt là phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi mô hình kinh tế theo hướng kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức để tham gia sâu hơn vào cấu trúc đầu tư, trật tự thương mại và chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Đây được coi là chìa khóa đảm bảo cho việc thực hiện thành công các mục tiêu trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021-2030; đồng thời, tạo cơ hội để Việt Nam tiếp tục đà đổi mới, đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu, đề cao chất lượng, hiệu quả và tính bền vững", Bộ trưởng khẳng định.
Trong quá trình đó, cộng đồng doanh nghiệp được xác định là nhân tố trọng tâm, đóng vai trò quan trọng.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, những năm gần đây, nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp về vai trò của mình trong chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia đã được nâng lên rõ rệt, từng bước thay đổi hành vi và có nhiều hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh.
Nhiều doanh nghiệp đã và đang lấy kinh doanh "xanh" là chiến lược và lợi thế cạnh tranh; từ sử dụng năng lượng sạch, nguyên vật liệu thân thiện môi trường, ủng hộ các hoạt động trách nhiệm xã hội, đến đầu tư nghiêm túc vào những dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ cao, thân thiện môi trường, sử dụng ít tài nguyên, năng lượng, giảm thiểu chất thải và khí thải…
Để trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045 và phát triển bền vững trong tương lai, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng cần đồng tâm, hiệp lực, kiên định triển khai hiệu quả Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh nhằm thực hiện các cam kết quốc tế mạnh mẽ, tiếp tục khẳng định vai trò là thành viên tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.
Vì thế, tại hội nghị COP 26, Việt Nam đã đưa ra nhiều mục tiêu tham vọng với cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Tuy nhiên, để đạt mục tiêu trên, Việt Nam phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong việc sử dụng năng lượng và bảo vệ môi trường. Làm được điều này, Việt Nam cần huy động cả khu vực công và khu vực tư cùng tham gia.
Báo cáo Khí hậu và Phát triển Quốc gia của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) dành cho Việt Nam ước tính rằng một lộ trình phát triển kết hợp giữa khả năng thích ứng và Net-Zero sẽ cần các khoản đầu tư bổ sung khoảng 6,8% GDP mỗi năm, với tổng trị giá khoảng 368 tỷ USD cho đến năm 2040. Trong đó, hơn một nửa số vốn (184 tỷ USD) cần đến từ khu vực tư nhân.
Để làm được điều này, Việt Nam cần cải thiện môi trường đầu tư và các quy định pháp luật liên quan để khu vực tư nhân có thể tham gia vào tiến trình xanh của Việt Nam nhanh hơn, rẻ hơn và đơn giản hơn.
Đồng thời, xây dựng Hợp đồng mua bán điện theo các chuẩn mực quốc tế để thu hút sự gia của nhà đầu tư nước ngoài, nâng cấp thị trường tài chính để có thể huy động vốn thông qua trái phiếu xanh, trái phiếu bền vững…
"Ngày càng có nhiều cơ hội để thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào thị trường carbon, đầu tiên thông qua thị trường tự nguyện nhưng sau đó là thị trường bắt buộc một khi môi trường thuận lợi được thiết lập đầy đủ".
Vốn FDI xanh hướng mạnh vào Việt Nam
Các báo cáo cập nhật kinh tế toàn cầu gần đây đều đánh giá cao chất lượng của dòng vốn FDI vào Việt Nam đã có sự thay đổi tích cực về chất lượng, bởi các dự án này phù hợp với mục tiêu tăng trưởng xanh và bền vững của Việt Nam.
Theo ông Kakazu Shogo (CEO PGT Holdings) nhà đầu tư nước ngoài chia sẻ, nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, nên dòng vốn FDI mới theo hướng "xanh", phục vụ phát triển bền vững hướng mạnh vào Việt Nam đi kèm với sự đầu tư về chất lượng nhân lực, khoa học công nghệ và hệ sinh thái ngành.
"Bất chấp sự sụt giảm toàn cầu về vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư vào Việt Nam vẫn được duy trì rất tốt, cao hàng đầu ở Đông Nam Á và cả ở châu Á nói chung. Điều này cho thấy niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng tăng trưởng trung và dài hạn của Việt Nam. Việt Nam tiếp tục là một điểm đến hấp dẫn cho đầu tư nước ngoài"
Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam tiếp tục thực hiện một chương trình xúc tiến đầu tư. Với chính sách khuyến khích tăng trưởng bền vững, Việt Nam đang đứng trước cơ hội đi trước nhiều quốc gia khác trong khu vực để đón nhận các dòng vốn chất lượng cao.
Thủ tướng Chính phủ: Tăng trưởng xanh là chủ trương lớn của Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: "Tăng trưởng xanh" là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên, việc thực hiện tăng trưởng xanh cần bền vững, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá, không hy sinh môi trường.
"Chúng tôi xác định phát triển nhanh, bền vững nhưng không hy sinh tiến bộ công bằng xã hội, không hy sinh an sinh xã hội, không hy sinh môi trường để chạy theo tăng trưởng đơn thuần. Chúng tôi tập trung vào cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, dựa trên nền tảng khoa học công nghệ để phát triển như tôi nói ban đầu, đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế. Phát triển kinh tế xanh cần phải được triển khai quyết liệt ở các cấp, các ngành, cách địa phương, cấp quốc gia đến khu vực, cấp vùng, gắn phát triển xanh của quốc gia với khu vực và trên quốc tế", Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Về năng lượng tái tạo, Thủ tướng cho biết Việt Nam đã thí điểm cơ chế mua bán điện trực tiếp và sẽ khuyến khích cơ chế này trong thời gian tới. Thủ tướng cũng đề nghị các đối tác hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng bảo đảm công bằng, với các ưu đãi về tài chính, lãi suất và hỗ trợ chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản trị, hoàn thiện thể chế, nguồn nhân lực.
PGT Holdings_Nỗ lực cho sự "Phát triển bền vững’ của doanh nghiệp
Chủ đề được đề cập phần lớn hiện nay của các doanh nghiệp chính là nền tảng để các nhà đầu tư giải ngân trong giai đoạn TTCK như hiện nay. Và một trong những vấn đề đó chính là ESG là thuật ngữ viết tắt (Environmental, Social and corporate Governance), chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty trong đánh giá doanh nghiệp.
Gần nhất, một bài viết của doanh nghiệp PGT Holdings ( HNX: PGT) có nhắc tới tầm quan trọng của ESG đang dần trở thành một công cụ quan trọng để các tổ chức ra quyết định liệu có đầu tư vào một doanh nghiệp hay không.
Tại PGT Holdings, phát triển bền vững được khắc sâu trong cốt lõi của công ty là tạo ra xã hội sáng tạo, bằng cách mua bán và sáp nhập, dịch vụ nhân sự, dịch vụ tài chính như một phần của mô hình kinh doanh với tính hợp lý kinh tế triệt để.
Bằng cách này, PGT sẽ đóng góp để đạt được 8 trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Dưới đây là những thành tích của công ty:
SDGs 1. Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.
SDGs 4. Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
SDGs 5. Đạt được bình đẳng giới, tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái.
SDGs 8. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.
SDGs 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy công nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.
SDGs 10. Giảm bất bình đẳng trong xã hội.
SDGs 11. Phát triển đô thị, nông thôn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.
SDGs 17. Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững.
Quay trở lại với TTCK, đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/3/2023, VN-Index tăng 8,11 điểm (0,79%) lên 1.040,54 điểm, HNX-Index tăng 0,85 điểm (0,42%) đạt 203,96 điểm, UPCoM-Index tăng 0,23 điểm (0,3%) lên 75,9 điểm. Giá trị giao dịch cả 3 sàn hôm nay đạt 8,6 ngàn tỷ đồng. Bên cạnh đó, khối ngoại ghi nhận mua ròng gần 300 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch ngày 22/3/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.