Việt Nam trở thành điểm sáng thị trường M&A Đông Nam Á

Kinh doanh
08:57 AM 30/11/2024

Sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực tiềm năng có thể tạo động lực lớn thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam và Việt Nam trở thành điểm sáng của thị trường M&A tại khu vực Đông Nam Á.

Tại Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2024 (M&A Vietnam Forum 2024) lần thứ 16 diễn ra mới đây, ông Nguyễn Công Ái, Phó tổng giám đốc KPMG Việt Nam dự báo thị trường mua bán - sáp nhập (M&A) Việt Nam năm 2025 sẽ “nở hoa”, đạt con số ấn tượng với nhiều ngành sẽ trở lại như tài chính, giáo dục, y tế sẽ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư.

Việt Nam trở thành điểm sáng thị trường M&A Đông Nam Á- Ảnh 1.

Dự báo trên dựa trên kết quả M&A 10 tháng qua. Theo đó, Việt Nam ghi nhận sự cải thiện đáng kể về giá trị giao dịch M&A, đạt tổng giá trị giao dịch 3,2 tỷ USD, với hơn 220 thương vụ, tăng 45,9% (so với mức giảm 11,3% trong tổng giá trị giao dịch của Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore và Philippines). Trong đó, giá trị trung bình của thương vụ là 56,3 triệu USD và giá trị cao nhất của thương vụ là 982 triệu USD.

Hoạt động giao dịch M&A chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực bất động sản (53%); tiêu dùng thiết yếu (14%), và công nghiệp (21%), chiếm tổng cộng 88% giá trị giao dịch và nằm trong top 5 thương vụ M&A lớn nhất.

Các nhà đầu tư trong nước đóng vai trò chính trong thị trường M&A Việt Nam khi chiếm 53% tổng giá trị giao dịch được công bố, gần gấp đôi tổng giá trị đóng góp của 4 nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất cộng lại.

Từ đó, dự báo số lượng thương vụ M&A dự kiến sẽ tăng lên trong các lĩnh vực then chốt như công nghệ và bất động sản nhờ vào các chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Xu hướng đầu tư đang dịch chuyển sang lĩnh vực công nghệ như Al và các dịch vụ có ứng dụng công nghệ, nhóm ngành dự kiến sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể trong các giao dịch M&A từ 2025. Nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Mỹ, vốn từng dẫn đầu hoạt động M&A tại Việt Nam, dự kiến sẽ quay trở lại từ 2025 và các năm tới.

Sự tăng trưởng trên nhờ vào các giao dịch được thúc đẩy bởi niềm tin của các nhà đầu tư vào triển vọng kinh tế ổn định của Việt Nam và các chính sách chủ động, sâu rộng từ Chính phủ. Đặc biệt, các ưu đãi thuế, cải cách quy định kinh doanh, và hỗ trợ chiến lược cho các ngành có tốc độ tăng trưởng cao không chỉ mang tính biểu tượng mà còn là các chính sách thực tế nhằm định vị Việt Nam là một thị trường hấp dẫn cho dòng vốn xuyên biên giới;

Hơn nữa, sự phát triển nhanh chóng của các lĩnh vực tiềm năng như bất động sản, bán lẻ, công nghệ, năng lượng tái tạo, dịch vụ tài chính và logistics, kết hợp với trọng tâm phát triển hạ tầng và số hóa,… các yếu tố này có thể tạo động lực lớn thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam và Việt Nam trở thành điểm sáng của thị trường M&A tại khu vực Đông Nam Á.

Minh An (t/h)
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Khoảng 10.600 điểm bán hàng phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Ất Tỵ Hà Nội: Khoảng 10.600 điểm bán hàng phục vụ người tiêu dùng dịp Tết Ất Tỵ

Để chuẩn bị mùa mua sắm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ động lên phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa, bình ổn giá dịp này; điều tiết nguồn hàng kịp thời để bảo đảm không xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa, tăng giá sản phẩm...