Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Đầu tư và Tiếp thị
08:38 AM 05/07/2023

Chốt phiên giao dịch ngày 4/7, VN-Index tăng 6,5 điểm lên 1,132 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 701,3 triệu đơn vị, tương ứng hơn 14,641 tỷ đồng. Toàn sàn có 283 mã tăng giá, 120 mã giảm giá và 82 mã đứng giá.

HNX-Index tăng 2,16 điểm lên 228,76 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 127,2 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,964 tỷ đồng. Toàn sàn có 120 mã tăng giá, 58 mã giảm giá và 57 mã đứng giá.

UPCOM-Index giảm 0,24 điểm xuống 85,53 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 59,4 triệu đơn vị, tương ứng hơn 805 tỷ đồng. Toàn sàn có 188 mã tăng giá, 107 mã giảm giá và 79 mã đứng giá.

Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 453,4 tỷ đồng trên HOSE và 5,54 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi chỉ mua ròng hơn 192 triệu đồng trên HNX.

photo-1688517847853

Sự dịch chuyển nhanh chóng sang các quốc gia như Việt Nam là một phần của chiến lược "Trung Quốc cộng một" đang phát triển, nhằm vẽ lại chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi sự cạnh tranh gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ về công nghệ và an ninh, nhiều công ty lo sợ bị hạn chế về những gì và nơi họ có thể sản xuất. Do đó, nhiều người đang đồng thời sản xuất tại Trung Quốc, vẫn là trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới, xong vẫn mở rộng sang các nước khác.

Nhưng xu hướng này cũng cho thấy cả những khó khăn của việc chuyển nguồn lực sang các quốc gia như Việt Nam, nơi cơ sở hạ tầng còn hạn chế, bao gồm cả mạng lưới điện, đang phải chịu sức ép của nhu cầu khi đất nước phải đối mặt với những cơn gió ngược từ nền kinh tế toàn cầu đầy biến động.

Lợi thế nhân lực, thách thức từ hạ tầng

Theo dữ liệu của Chính phủ, Việt Nam đã tạo ra 22,4 tỷ USD từ các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 2022, tăng 13,5% so với năm trước. Trong khi vốn FDI giảm nhẹ trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm ngoái, các nhà đầu tư, nhà phân tích và quan chức cho biết lãi suất vẫn cao. Việt Nam đã thu hút 962 dự án FDI mới trong 5 tháng đầu năm, tăng so với 578 dự án cùng kỳ năm ngoái.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, trong một cuộc phỏng vấn với The Financial Times, cho biết cơ sở hạ tầng của đất nước đang "cải thiện và trở nên hiện đại hơn" và nêu bật một điểm thu hút lớn đối với các nhà đầu tư: lao động giá rẻ.

"Chúng tôi có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ… nguồn lạo động này sẽ rẻ trong một thời gian dài" - ông nói với Financial Times.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cũng nhận thấy dấu hiệu của một thị trường lao động thắt chặt. Koen Soenens lấy ví dụ từ Pegatron, một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho Apple, bắt đầu sản xuất thiết bị điện tử tại Hải Phòng vào năm 2021. Đến cuối năm sau, công ty Đài Loan này hy vọng sẽ có 20,000 công nhân.

Cũng có ý kiến của nhà đầu tư mới cho rằng còn một số hạn chế trong bộ máy hoạt động của chính quyền, trong đó có việc cần nhiều chữ ký cho mỗi lần phê duyệt. Các công ty đã có mặt tại Việt Nam cho biết việc mở rộng cũng gặp khó khăn. Trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng kéo dài nhiều năm, các nhóm vận động hành lang kinh doanh và các nhà đầu tư cho biết việc ra quyết định đã bị đình trệ.

PMI được cải thiện

Sáng 3/7, S&P Global công bố báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam tháng 6/2023.

Trong đó có 3 điểm nổi bật: Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm tháng thứ tư liên tiếp; Giá bán hàng giảm với tốc độ nhanh nhất trong thời gian hơn ba năm và thời gian giao hàng của nhà cung cấp cải thiện ở mức gần kỷ lục.

Báo cáo của S&P Global chỉ rõ, các nhà sản xuất ở Việt Nam tiếp tục gặp khó khăn khi nhu cầu thị trường yếu kém vào thời điểm gần hết quý 2. Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục giảm, và việc giảm sản lượng đã một phần phản ánh tình trạng thiếu điện diễn ra do đợt nắng nóng vừa qua.

Môi trường nhu cầu yếu đã khiến các công ty phải giảm số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng, trong khi giá cả cũng giảm. Việc không phải chịu áp lực về khối lượng công việc đã giúp thời gian giao hàng của nhà cung cấp rút ngắn với mức độ lớn thứ nhì từng được ghi nhận (kể từ tháng 3/2011).

PMI ngành sản xuất Việt Nam trong tháng 6 vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm tháng thứ tư liên tiếp, cho thấy sức khỏe ngành sản xuất tiếp tục suy giảm. Với kết quả 46,2 điểm, tăng so với mức 45,3 điểm của tháng 5, chỉ số lần này cho thấy các điều kiện kinh doanh tiếp tục suy giảm mạnh.

Tuy nhiên niềm tin kinh doanh còn hạn chế

Theo báo cáo của S&P Global, môi trường nhu cầu yếu cũng đã làm giảm áp lực lên giá cả trong tháng 6. Trên thực tế, chi phí đầu vào đã giảm tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ giảm là mạnh và nhanh nhất kể từ tháng 4/2020. Giá cả đầu vào giảm giúp các công ty dễ dàng hơn trong việc giảm giá bán hàng để kích thích nhu cầu. Giá cả đầu ra đã giảm tháng thứ ba liên tiếp, và lần giảm giá này là đáng kể nhất trong hơn ba năm qua.

Cùng với tình trạng giảm áp lực lên giá cả, tình trạng thiếu nhu cầu trong ngành sản xuất cũng tạo ra năng lực dự phòng trong chuỗi cung ứng. Thời gian giao hàng của nhà cung cấp được rút ngắn với mức độ cao nhất trong gần 12 năm, và mức độ rút ngắn là cao thứ nhì kể từ khi khảo sát bắt đầu vào tháng 3/2011.

Những khó khăn cho các công ty thể hiện ở một loạt chỉ số của kỳ khảo sát tháng 6 cho thấy niềm tin kinh doanh tương đối thấp, mặc dù đã tăng so với mức thấp của sáu tháng trong tháng 5. Các nhà sản xuất vẫn lạc quan rằng sản lượng sẽ tăng trong năm tới với hy vọng nhu cầu thị trường và khả năng tìm kiếm khách hàng mới sẽ phục hồi.

Trong nguy có cơ của các doanh nghiệp Việt Nam

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

photo-1688517849243

Với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lao động, PGT Holdings sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối M&A bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 4/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06 Kết hợp VNeID với iHanoi: Bước tiến đột phá trong triển khai Đề án 06

Từ 11/11/2024, người dân có thể sử dụng tài khoản VNeID để đăng nhập trên ứng dụng iHanoi. Việc tích hợp VNeID lên iHanoi có thể coi là 1 bước tiến lớn khi mang lại nhiều lợi ích hơn tới người dân Thủ đô.