Việt Nam trước cơ hội trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn

Đầu tư và Tiếp thị
07:23 AM 16/10/2023

Khép lại phiên giao dịch ngày 13/10, VN Index tăng 3,12 điểm (0,27%) đạt 1154,73 điểm với 192 mã tăng và 274 mã giảm. HNX Index tăng 0,62 điểm (0,26%) đạt 239,05 điểm với 71 mã tăng và 90 mã giảm. UPCoM Index giảm 0,17 điểm (-0,19%) còn 87,9 điểm với 160 mã tăng và 150 mã giảm.

Thanh khoản thị trường đạt xấp xỉ 16,6 nghìn tỷ đồng, trong đó sàn HoSE đạt gần 14 nghìn tỷ và rổ VN30 đạt gần 4,9 nghìn tỷ.

photo-1697364559906

Chíp bán dẫn giữ vai trò then chốt trong việc tạo ra các sản phẩm và linh kiện công nghệ. Nhiệm vụ của những con chíp cho phép máy móc thực hiện những chức năng chính như điều khiển, xử lý dữ liệu, lưu trữ… nên chip bán dẫn không thể thiếu trong tất cả các công nghệ hiện nay.

Tại họp báo thường kỳ Bộ Khoa học Công nghệ (9/10/2023) ông Nguyễn Phú Hùng, Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ các ngành kinh tế - kỹ thuật (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết: Hợp tác phát triển chíp bán dẫn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như các nước thời gian vừa qua cho thấy cơ hội rất lớn đối với Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể trở thành một trong những quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của sản phẩm này.

Trong Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt – Mỹ, hai bên ghi nhận tiềm năng to lớn của Việt Nam trở thành quốc gia chủ chốt trong ngành công nghiệp bán dẫn cũng như sự phát triển nhanh chóng của hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam. Hai nước sẽ tích cực phối hợp nhằm nâng cao vị trí của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Cùng với cơ hội Bộ Khoa học và Công nghệ nhận thấy: Việt Nam cũng đang gặp phải những khó khăn, vướng mắc bởi nguồn nhân lực đang còn thiếu. Theo thống kê từ các Hiệp hội, Việt Nam chỉ có khoảng 5.000 kĩ sư hoạt động trong lĩnh vực chíp bán dẫn tại Việt Nam, đây là khâu còn yếu khi mỗi loại chip bán dẫn đều đòi hỏi công nghệ rất cao, do đó cần một lực lượng nhân lực đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, thời gian tới, Việt Nam phải tập trung vào đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nghiên cứu và chuyển giao công nghệ để Việt Nam nhanh chóng nắm bắt được công nghệ lõi trong phát triển chíp bán dẫn.

Bộ Khoa học và Công nghệ xác định việc làm chủ được thiết kế chíp bán dẫn là ưu tiên hàng đầu trong chuỗi giá trị sản xuất chíp bởi thiết kế chíp chiếm khoảng 50-60% giá trị của sản phẩm chíp. Cùng với sự hợp tác với các nước, Việt Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài đầu tư vào phòng thí nghiệm, trung tâm nghiên cứu, đổi mới sáng tạo chung tại các trường, các viện nghiên cứu, góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp chíp bán dẫn.

Theo ông Nguyễn Phú Hùng, Bộ Khoa học và Công nghệ đã có nhiều cơ chế chính sách liên quan đến phát triển chíp bán dẫn và đặc biệt trong việc đào tạo nguồn nhân lực, thu hút chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục ưu tiên triển khai các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia liên quan đến chíp bán dẫn.

Đồng thời, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ phối hợp với các bộ, ngành tiếp tục tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai chương trình sản phẩm quốc gia đối với chip bán dẫn. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng các chính sách về đầu tư và hỗ trợ những trang thiết bị cho việc đo lường, kiểm định các sản phẩm chíp bán dẫn đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2017 để đáp ứng nhu cầu đo lường của các doanh nghiệp thiết kế, chế tạo chíp bán dẫn trong cả nước.

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến của nhiều hãng sản xuất bán dẫn.

Thêm vào đó, ngày 11/10, tại Bắc Ninh, lễ khánh thành nhà máy sản xuất sản phẩm bán dẫn của Tập đoàn Amkor Technology đã được tổ chức. Đây là một trong những tập đoàn dẫn đầu của Hoa Kỳ trong ngành công nghiệp đóng gói, thử nghiệm chất bán dẫn trong 55 năm qua. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tới tham dự sự kiện.

Với tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD, toàn bộ hệ thống nhà xưởng trên diện tích 23 ha sẽ là trung tâm sản xuất chip bán dẫn lớn nhất thế giới trong mạng lưới phát triển của Tập đoàn Amkor Technology, ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, ô tô, máy tính, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu…

Ông Giel Rutten - Tổng Giám đốc điều hành toàn cầu Tập đoàn Amkor Technology cho biết: "Với chiến lược xây dựng một nhà máy với quy mô lớn nhất thế giới của tập đoàn, chúng tôi đã khảo sát nhiều địa điểm để lựa chọn đặt nhà máy và đã lựa chọn Việt Nam vì hệ sinh thái nhiều nhà cung ứng bán dẫn, thiết bị điện tử, vi mạch. Việt Nam được biết đến là quốc gia trong nhóm đầu xuất khẩu công nghệ cao".

Nhiều tập đoàn hàng đầu về công nghệ bán dẫn như Intel, Samsung, SK… với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD không chỉ xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp, mà còn tham gia nghiên cứu phát triển công nghệ tại Việt Nam. Như SK Group của Hàn Quốc đã tài trợ 30 triệu USD để xây dựng Trung tâm đổi mới sáng tạo Việt Nam sắp đi vào hoạt động cuối tháng này.

Ông Yu Jae Wook - Đại diện Tập đoàn SK tại Hà Nội đánh giá: "Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố năng động về đổi mới sáng tạo toàn cầu, nhờ môi trường thuận lợi, được hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ. Trung tâm đổi mới sáng tạo Việt Nam sẽ phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phù hợp với thực tiễn phát triển và tiếp cận các chuẩn mực quốc tế trong nghiên cứu công nghệ mới".

Trước những cơ hội đó, nguồn nhân lực cao sẽ là chìa khoá. Theo các Hiệp hội vi mạch quốc tế, nếu làm tốt phát triển hệ sinh thái doanh nghiệp và đội ngũ kỹ sư thiết kế chip, kỹ sư điện tử, Việt Nam sẽ tham gia sâu hơn trong các công đoạn trong chuỗi giá trị vi mạch bán dẫn, tiến tới tự sản xuất chip từ năm 2030.

Tham gia thị trường bán dẫn toàn cầu, Việt Nam sẽ có được các cơ hội tỷ USD. Dự báo đến năm 2024, công nghiệp bán dẫn Việt Nam sẽ vượt giá trị 6,16 tỷ USD. Chính vì vậy, chủ động nắm bắt và chuẩn bị các điều kiện để thu hút các nhà đầu tư bán dẫn sẽ giúp Việt Nam phát triển mạnh lĩnh vực này.

Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.

PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.

‏Khép lại phiên giao dịch ngày 13/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,100 VNĐ./

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:‏

‏Website: ‏‏‏https‏‏://‏‏pgt‏‏-‏‏holdings‏‏.‏‏com‏‏/‏‏

Facebook: ‏‏https‏‏://‏‏www‏‏.‏‏facebook‏‏.‏‏com‏‏/‏‏PGTHOLDINGS‏‏‏‏‏‏

‏‎Youtube: ‏‏https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured


PV
Ý kiến của bạn
Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng Lượng tiền gửi vào ngân hàng đạt hơn 13,76 triệu tỷ đồng

Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tổng lượng tiền gửi của cả dân cư và doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tại thời điểm tháng 8 vào ngân hàng thương mại đạt mức kỷ lục từ trước đến nay với hơn 13.763.230 tỷ đồng.