Việt Nam ứng phó ra sao trước rủi ro của chuỗi cung ứng toàn cầu?

Đầu tư và Tiếp thị
07:30 AM 01/11/2022

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 31/10/2022, VN-Index tăng 0,58 điểm (0,06%) lên 1.027,94 điểm, HNX-Index giảm 3,31 điểm (1,55%) còn 210,43 điểm, UPCoM-Index tăng 0,2 điểm (0,26%) đạt 76,29 điểm.

Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 660.8 triệu đơn vị, với giá trị 11.3 ngàn tỷ đồng; HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 55.2 triệu đơn vị, với giá trị 809 tỷ đồng.

Việt Nam có thể gặp bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu do trình độ công nghệ và chất lượng lao động hạn chế.

Thực trạng nguồn FDI vào Việt Nam.

Tại toạ đàm "FDI của EU vào Việt Nam trong bối cảnh thực thi EVFTA và EVIPA" sáng 25/10/2022, đại diện Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết tổng số dự án FDI đăng ký mới, tổng giá giá trị FDI đăng ký và FDI thực hiện có xu hướng tăng đều qua các thời kỳ với những biến động nhỏ trong ngắn hạn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, sự biến động lớn trong nền kinh tế thế giới do sự lây lan của đại dịch Covid-19 làm lượng FDI đăng ký vào Việt Nam giảm đáng kể. Tuy nhiên, lượng vốn thực hiện có xu hướng tăng lên.

Về ngành đầu tư, FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo với lợi thế nguồn lao động giá rẻ và ngành bất động sản với lợi thế nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Về nhà đầu tư, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam tính tới hết tháng 8-2022, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tiếp theo là Singapore, Nhật Bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp tới từ Hà Lan, Hoa Kỳ, Anh, Úc, Pháp, Canada, Đức, Thuỵ Sỹ cũng dần dịch chuyển dòng vốn đầu tư sang Việt Nam.

Với các doanh nghiệp thuộc các quốc gia thuộc khối Liên minh châu Âu (EU), báo cáo cho biết số lượng các đối tác thuộc EU tham gia đầu tư vào Việt Nam có xu hướng tăng và chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Theo đó, Hà Lan là đối tác đầu tư lớn nhất khi đóng góp gần 50% tổng số vốn FDI của toàn khối tại Việt Nam. Còn Pháp, Luxembourg, Đức, Đan Mạch và Bỉ đóng góp gần 42%.

Thu hút FDI 9 tháng, TPHCM dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2.96 tỷ USD

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & Đầu tư, tính đến ngày 20/9/2022, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt hơn 18.7 tỷ USD, bằng 84.7% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vốn đầu tư đăng ký mới giảm, nhưng cả vốn đầu tư điều chỉnh và GVMCP vẫn tiếp tục tăng so với cùng kỳ.

Cụ thể, có 1,355 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT) (tăng 11,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt 7.12 tỷ USD (giảm 43% so với cùng kỳ); Có 769 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 13.4% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8.3 tỷ USD (tăng 29.9% so với cùng kỳ); Có 2,697 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 4.7% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 3.28 tỷ USD (tăng 1.9% so với cùng kỳ).

photo-1667227585800

Cơ cấu Đầu tư nước ngoài 9 tháng đầu năm 2022

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 12.1 tỷ USD, chiếm 64.6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư trên 3.5 tỷ USD, chiếm 18.7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ, bán buôn và bán lẻ với vốn đăng ký đạt lần lượt 676.9 triệu USD và 617.9 triệu USD.

Xét về số lượng dự án mới, các ngành bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 30%, 25.7% và 15.9% tổng số dự án.

Đã có 97 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Xinh-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 4.75 tỷ USD, chiếm 25.3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 24.3% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3.8 tỷ USD, chiếm 20.3% tổng vốn đầu tư, giảm 2.38% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1.9 tỷ USD, chiếm 10.2% tổng vốn đầu tư.

Theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 9 tháng năm 2022 (chiếm 21.4% số dự án mới, 36% số lượt điều chỉnh và 35% số lượt GVMCP).

Tính lũy kế đến ngày 20/9/2022, cả nước có 35,725 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký trên trên 431.5 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt 267 tỷ USD, bằng 61.9% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Việt Nam liệu có nguy cơ trở thành điểm đến của các dự án FDI chất lượng thấp.

Tuy nhiên, hiện mới có doanh nghiệp từ 25 quốc gia thuộc EU27 tham gia đầu tư vào Việt Nam, với 2.378 dự án. Tổng giá trị vốn đăng ký là 27,59 tỉ đô la Mỹ.

Điều này có nghĩa vốn FDI của EU vào Việt Nam chỉ chiếm khoảng chưa tới 6,41% tổng số vốn Việt Nam thu hút được. Còn xét về mặt dự án, chỉ chiếm khoảng 6,69%.

Còn số liệu thống kê của Eurostat và Tổng cục Thống kê cho thấy tỷ trọng đầu tư vào Việt Nam của khối EU thường chỉ dao động trong khoảng 2-5% so với tổng số vốn FDI mà khối này đầu tư trên toàn thế giới.

Ngoài ra, quan hệ giữa Việt Nam với các nước EU trong tương quan so sánh với các nước ASEAN với vai trò điểm đến đầu tư còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, đại đa số các dự án do các doanh nghiệp thuộc khối EU có giá trị trung bình nhỏ.

Với bối cảnh trên, các chuyên gia cho rằng, lo ngại Việt Nam có nguy cơ trở thành điểm đến của các dự án FDI chất lượng thấp.

"Nước ta có thể bị gặp bất lợi trong chuỗi cung ứng toàn cầu do trình độ công nghệ còn thấp, chất lượng lao động chưa cao. Đồng thời, do quy định môi trường chưa chặt chẽ, năng lực quản lý và giám sát ảnh hưởng môi trường của dự án".

Quá trình chuyển đổi số cũng có thể thu hẹp dòng đầu tư của EU vào Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực có giá trị cao do sự thay đổi trong mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp đa quốc gia. Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn Việt Nam với mục tiêu tìm kiếm lao động giá rẻ hay nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhưng trong bối cảnh cách mạng 4.0, mục tiêu của họ là tìm kiếm kiến thức và công nghệ.

Nhưng đây không phải là lợi thế của Việt Nam do nước ta còn nhiều hạn chế về nguồn lao động có kỹ năng, năng lực công nghệ, tài chính, đồng thời chất lượng cơ sở hạ tầng phục vụ các ngành công nghệ cao còn kém phát triển.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư EU như chất lượng cơ sở hạ tầng còn yếu, chất lượng nguồn nhân lực dù được cải thiện nhưng nhìn chung vẫn còn thấp.

Một thách thức khác với Việt Nam, theo vị chuyên gia này, tới từ tâm lý kinh doanh của các nhà đầu tư toàn cầu nói chung và các nhà đầu tư từ EU suy yếu trước những rủi ro bất định trên toàn cầu.

1 số những khuyến nghị

Để tận dụng cơ hội EVFTA mang lại, các chuyên gia khuyến nghị cần tăng cường nhận thức, tuyên truyền và đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu tác động của EVFTA đối với FDI. Điều này sẽ giúp Nhà nước, doanh nghiệp và người dân có hiểu biết cặn kẽ về các tác động của EVFTA, từ đó có sự chuẩn bị kỹ càng về chính sách, chiến lược, điều chỉnh hoạt động.

Ngoài ra, đặt ra các giải pháp cải cách gồm: bảo đảm quyền tài sản; cải cách về điều kiện kinh doanh, sửa đổi các quy định về đầu tư, đất đai, xây dựng, tài nguyên và môi trường; và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi các quy định, chính sách. Trong đó, chú trọng cải thiện môi trường kinh doanh và cải cách thị trường tài chính để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả cả vốn trong nước và vốn nước ngoài.

Với Chính phủ, các chuyên gia khuyến nghị cần hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn và tạo thuận lợi đầu tư để làm cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn. Đặc biệt, cần chú trọng đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng để sẵn sàng thu hút các doanh nghiệp EU đầu tư vào Việt Nam.

Trong nguy có cơ của các doanh nghiệp Việt Nam

PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.

Về lĩnh vực M&A, việc các nước đổ nguồn vốn FDI vào Việt Nam sẽ thúc đẩy các thương vụ hợp tác mua bán, sáp nhập nở rộ nhanh chóng hơn. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước phải đi tắt đón đầu, chuẩn bị sẵn sàng và nâng cao năng lực để tìm kiếm những cơ hội hợp tác hấp dẫn. Lúc này, PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối M&A bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như DD, PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.

Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày 31/10/2022, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ.

Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:

Website: https://pgt-holdings.com/

Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS

‎Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured

PV
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.