Việt Nam_Nhật Bản: Khả năng hợp tác trong chuỗi cung ứng là không giới hạn
Chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.
Hai bên đang tích cực chuẩn bị các hoạt động kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2023. PGT Holdings như một doanh nghiệp tiêu biểu trong chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Sáng ngày 1/5, ngay sau hội đàm và cuộc gặp gỡ báo chí, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã dự hội thảo hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Hội thảo do Bộ Công Thương, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, Tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế Nhật Bản (JETRO) tổ chức.
Tiến tới thiết lập quan hệ hợp tác đối tác số Việt Nam - Nhật Bản
Phát biểu tại hội thảo, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ vui mừng cùng Ngài Thủ tướng Kishida Fumio dự Hội thảo này, một sự kiện quan trọng trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Ngài Kishida Fumio, Thủ tướng Nhật Bản.
Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng là xu thế phổ biến và là quá trình thay đổi sâu sắc các hoạt động sản xuất công nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio cùng các đại biểu dự hội thảo hợp tác Việt Nam-Nhật Bản trong đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Một trong những đặc điểm lớn, quan trọng hiện nay trên toàn cầu là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay còn gọi là cuộc cách mạng về công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ, tác động sâu rộng tới tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Thời gian qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy mạnh ứng dụng, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, nghiên cứu nắm bắt, nâng cao năng lực tiếp cận và chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phục vụ phát triển nhanh và bền vững.
Đến nay, kinh tế số đang dần được hình thành, phát triển nhanh; công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ; xuất hiện ngày càng nhiều hơn các hình thức kinh doanh, dịch vụ, chuỗi cung ứng... dựa trên nền tảng công nghệ số, từ đó tạo nhiều cơ hội việc làm, thu nhập, tiện ích, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Mặc dù vậy, Chính phủ Việt Nam vẫn đánh giá đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và còn nhiều dư địa cho phát triển.
"Hơn lúc nào hết, nhu cầu đổi mới công nghệ, chuyển đổi số đang trở nên cấp thiết đối với các doanh nghiệp Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất và sẵn sàng đón nhận làn sóng đầu tư mới trong nỗ lực đa dạng hóa chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia. Đây là một quá trình không hề dễ dàng với vô vàn thách thức, đòi hỏi những giải pháp phù hợp, toàn diện, hiệu quả và đặc biệt là cần phải tăng cường hợp tác quốc tế hơn nữa", Thủ tướng nhấn mạnh.
Nhật Bản là quốc gia có nền kinh tế phát triển ở trình độ cao, sở hữu công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới và là một trong những nước đi đầu về ứng dụng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong khi đó, nền kinh tế Việt Nam có độ mở cao, đang duy trì tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh, sở hữu nguồn nhân lực trẻ dồi dào và có nhu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sản xuất công nghiệp. Hai nền kinh tế của chúng ta có tính bổ sung cao và có nhiều tiềm năng hợp tác trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong đổi mới công nghệ, chuyên đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng.
Với tinh thần đó, Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được sự phối hợp chặt chẽ, sự ủng hộ, hỗ trợ của Chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản trong quá trình đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Hai quốc gia có thể hợp tác, chia sẻ để đẩy nhanh công cuộc chuyển đổi số của 2 quốc gia, theo đó chúng ta có thể tiến tới thiết lập một quan hệ hợp tác đối tác số.
Đồng thời, Chính phủ Việt Nam cam kết sẽ luôn đồng hành và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Nhật Bản và doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh hơn nữa hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực, trong đó có đổi mới công nghệ, chuyển đổi số và đa dạng chuỗi cung ứng.
Mối quan hệ Việt Nam_Nhật Bản 'Chân thành, Tình cảm, Tin cậy'
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giới thiệu với Thủ tướng Kishida về văn hóa Việt Nam qua nghệ thuật thư pháp; đồng thời, Thủ tướng Phạm Minh Chính mời nghệ nhân thư pháp viết tặng Thủ tướng Kishida 3 chữ "Chân thành, Tình cảm, Tin cậy" bằng tiếng Việt và tiếng Nhật (Kanji), đây cũng chính là phương châm mới trong quan hệ hai nước Việt Nam – Nhật Bản đã được 2 Thủ tướng nhất trí tại chuyến thăm Nhật Bản tháng 11/2021 của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bức thư pháp với dòng chữ "Chân thành - Tình cảm - Tin cậy" bằng tiếng Việt và tiếng Nhật Bản.
Thủ tướng Kishida cho biết, người Nhật cũng rất coi trọng văn hóa thư pháp; cho rằng, những điểm đồng về văn hóa là nền tảng quan trọng góp phần củng cố tình hữu nghị bền chặt giữa hai nước, hai dân tộc; bày tỏ cảm ơn tình cảm hết sức chân thành của Thủ tướng Phạm Minh Chính qua món quà ý nghĩa và độc đáo này.
PGT Holdings nỗ lực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác Việt Nhật
Nắm bắt cơ hội vàng trong mối quan hệ hợp tác song phương Việt_Nhật, PGT Holdings (HNX: PGT) như một doanh nghiệp điển hình được nhắc tới. Dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Kakazu Shogo - Đại sứ Thiện chí tỉnh Okinawa, doanh nghiệp này đã tích cực thúc đẩy mối quan hệ hợp tác toàn diện về nhiều mặt giữa hai nền kinh tế Việt Nam và Nhật Bản.
Công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT.
Trong tháng 11/2021 sự kiện công ty cổ phần PGT Holdings đã tổ chức lễ ký kết hợp đồng với công ty cổ phần IENT và trở thành đối tác chiến lược về kinh doanh online thông qua trang "Tax Free Online.jp" dịch vụ thương mại điện tử miễn thuế và giao nhận sản phẩm tận nơi theo yêu cầu dành cho người nước ngoài đến thăm Nhật Bản. Cũng góp một phần không nhỏ khẳng định giá trị của PGT Holdings, PGT luôn luôn đổi mới, tìm những giá trị cốt lõi, tạo ra những chất lượng tốt nhất cho tất cả người tiêu dùng không chỉ ở Việt Nam, Nhật Bản và trên toàn cầu.
PGT Holdings là một doanh nghiệp kinh doanh trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
PGT Holdings cho rằng tuy nguồn nhân lực ở Việt Nam dồi dào, vì vậy, với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực này, PGT sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, tuyển dụng nhân sự, đồng thời quản lý nguồn lao động thuê ngoài chất lượng cho các doanh nghiệp.
PGT Holdings sẽ là đơn vị hỗ trợ nhất quán các hoạt động từ trung gian kết nối bên mua và bên bán, cho đến hỗ trợ kinh doanh như PMI trong nhân sự pháp lý, kế toán. Từ đó, PGT sẽ làm cầu nối các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuận lợi đi đến bàn ký kết hợp tác phát triển bền vững.
Hội thảo trực tuyến về thị trường chứng khoán Việt Nam của PGT Holdings mang tên Asset Operation Expo-Vietnam.
Bên cạnh đó, trong năm 2021, với tư cách là nhà đầu tư Nhật Bản (nước ngoài), CEO PGT Holdings chia sẻ những điểm mạnh và lợi thế về tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam về chiến lược đầu tư (mục đích, đối tượng, mục tiêu, thời điểm, thời gian, quy mô...) theo cách nhìn của nhà đầu tư Nhật Bản. Góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam Nhật Bản nói chung và các doanh nghiệp Nhật đang hoạt động tới Việt Nam nói riêng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 5/5, VN-Index tăng 12 điểm (0,89%) lên 1.360,68 điểm, HNX-Index giảm 2,22 điểm (0,62%) đạt 358,75 điểm, UPCoM-Index giảm 0,2 điểm (0,19%) về 103,82 điểm.
Theo quan sát, cú hích từ nhóm bluechips đã thúc đẩy nhóm vốn hóa vừa và nhỏ thu hẹp đà điều chỉnh. Giao dịch khối ngoại cũng tương đối tích cực khi họ nới rộng quy mô giải ngân lên hơn 306 tỷ đồng trên HOSE.
Thống kê giao dịch của cổ phiếu PGT.
Cổ phiếu PGT tại phiên 5/5/2022, cũng ghi nhận chuỗi lên điểm tích cực cùng khối lượng giao dịch đã khả quan hơn. Khép lại phiên PGT khớp lệnh thành công 14,100 cổ phiếu, giá đóng cửa 8,600 VNĐ. Bên cạnh có sự đóng góp đầy tích cực của sự tham gia của khối ngoại mua mã PGT.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.