Vietnam Airlines nợ quá hạn hơn 14.800 tỷ đồng

Doanh nghiệp - Doanh nhân
03:51 PM 20/10/2021

Hồi đầu năm, Vietnam Airlines nợ quá hạn 6.640 tỷ đồng và con số này tăng thêm hơn 8.100 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2021.

Tổng công ty hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam Airlines) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất được soát xét bởi Công ty kiểm Toán Deloitte.

Deloitte cho biết, tại ngày 30/6/2021, nợ ngắn hạn của Vietnam Airlines vượt quá tài sản ngắn hạn với số tiền là 34.664 tỷ đồng, tăng khoảng 10.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm.

Vốn chủ sở hữu âm 2.787 tỷ đồng (đầu năm dương 6.072 tỷ đồng).

Khoản phải trả quá hạn là 14.805 tỷ đồng, tăng 8.165 tỷ đồng so với đầu năm.

Vietnam Airlines lỗ trong kỳ với số tiền 8.622 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ âm 724 tỷ đồng.

Vietnam Airlines nợ quá hạn hơn 14.800 tỷ đồng - Ảnh 1.

Bên cạnh đó, dịch bệnh Covid-19 đã và đang tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines. Khả năng hoạt động liên tục của Vietnam Airlines sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ về tài chính của Chính phủ và việc được gia hạn thanh toán các khoản vay từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng, các khoản phải trả cho nhà cung cấp và cho thuê cũng như diễn biến của dịch Covid-19.

"Những điều kiện này, cùng các vấn đề khác cho thấy sự tồn tại của các yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn tới nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tổng Công ty", Deloitte cho biết.

Báo cáo tài chính soát xét cũng điều chỉnh một số số liệu so với báo cáo do Vietnam Airlines tự lập, như giá vốn hàng bán giảm 76 tỷ đồng, chi phí tài chính tăng thêm 113 tỷ đồng. Do đó, số lỗ của Vietnam Airlines tăng thêm khoảng 37 tỷ đồng.

Hà My
Ý kiến của bạn
Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới

Theo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.