Vĩnh Long: Chuẩn bị đón hơn 470 công dân từ TP.HCM về địa phương

Địa phương
03:19 PM 31/08/2021

Theo Kế hoạch đã được UBND tỉnh Vĩnh Long đề xuất, vào các ngày 4,5 và 6/9/2021, tỉnh Vĩnh Long tổ chức đón 471 công dân Vĩnh Long đang sinh sống và làm việc ở TP.HCM về địa phương.

Trong các ngày 4, 5 và 6/9/20219, tỉnh Vĩnh Long đón 471 công dân của tỉnh Vĩnh Long đang cư trú trên địa bàn TP.HCM trở về địa phương bằng xe khách do Công ty cổ phần xe khách Phương Trang hỗ trợ. Những công dân này thuộc nhóm đối tượng đang tạm trú tại TP.HCM gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, ưu tiên: người già, trẻ em; phụ nữ mang thai; phụ nữ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (không thuộc đối tượng F0, F1)… Những công dân trên phải có kết quả xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 24 giờ trước giờ khởi hành về Vĩnh Long.

Vĩnh Long chuẩn bị đón hơn 470 công dân từ TP.HCM về địa phương - Ảnh 1.

Kế hoạch đón công dân Vĩnh Long của UBND tỉnh Vĩnh Long

Khi về đến địa phận Vĩnh Long, 471 công dân trên phải thực hiện cách ly 14 ngày tại các khu cách ly tập trung tại Trung tâm Công tác Xã hội (ấp Thanh Sơn, xã Thanh Đức, huyện Long Hồ) và Trường cao đẳng Vĩnh Long (cơ sở 3- Nguyễn Huệ, P.2, TP.Vĩnh Long). Sau khi hoàn thành cách ly tại cơ sở cách ly tập trung, tất cả công dân trên phải tự theo dõi sức khỏe tại nhà thêm 14 ngày.

Vĩnh Long chuẩn bị đón hơn 470 công dân từ TP.HCM về địa phương - Ảnh 2.

Người dân Vĩnh Long trước khi về địa phương phải có kết quả PCR âm tính với SARS-CoV-2

Được biết, sau khi rà soát nguồn lực, khả năng tiếp nhận của tỉnh, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đón người dân tỉnh Vĩnh Long đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM có nguyện vọng trở về địa phương, UBND tỉnh Vĩnh Long đã có Công văn gửi đến UBND TP.HCM tạo điều kiện cho Vĩnh Long tổ chức đón 471 công dân trở về địa phương, phần nào giảm áp lực cho TP.HCM trước diễn biến đại dịch hiện nay.

Nhật Anh
Ý kiến của bạn
Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao" Cần chính sách đột phá làm điểm tựa cho doanh nghiệp "bay cao"

Việt Nam đã xây dựng được những doanh nghiệp (DN) dẫn đầu, có năng lực cạnh tranh, vươn tầm quốc tế, đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Song vẫn cần xây dựng chính sách đột phá để hỗ trợ DN "bay cao" và tạo dựng được nhiều doanh nghiệp dẫn đầu hơn nữa.