Vĩnh Long: Một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, thực hiện Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg, ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19… UBND tỉnh Vĩnh Long đã triển khai chủ trương này trên địa bàn tỉnh.
Ngày 30/8/2021, bà Nguyễn Thị Quyên Thanh- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 2307/QĐ-UBND về việc hỗ trợ 14 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 ở huyện Trà Ôn.
Trước đó, qua quá trình rà soát hồ sơ theo quy định, ngày 30/8/2021, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long đã có Tờ trình số 263/TTr-SLĐTBXH hỗ trợ 14 lao động và người sử dụng lao động ở huyện Trà Ôn gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. Theo đó, hỗ trợ cho 14 người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, với tổng kinh phí hỗ trợ là 51.940.000 đồng (năm mươi mốt triệu, chín trăm bốn mươi nghìn đồng).
UBND tỉnh Vĩnh Long cũng đã giao Sở Tài Chính phối hợp Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND huyện Trà Ôn chịu trách nhiệm tổ chức chi trả kinh phí hỗ trợ cho các đối tượng, đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng quy định.
Nhật AnhDự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.