Vĩnh Phúc: 3 tháng đầu năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 7,89%
Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức hop báo thường kỳ quý 1 năm 2022, thông tin về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội 3 tháng đầu năm 2022. Theo báo cáo, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc 3 tháng đầu năm tăng 7,89% so với cùng kỳ năm trước, đứng thứ 13/63 tỉnh, thành phố, cao hơn mức tăng bình quân cả nước (tăng 5,03%).
Trong 3 tháng đầu năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch COVID-19, song tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tăng 7,89% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức bình quân cả nước (tăng 5,03%).
Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tiếp tục giữ vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh, đạt mức tăng 14,52%; ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,10%; ngành dịch vụ tăng 1,17%; thuế sản phẩm tăng 1,64%.
Đặc biệt, với chủ trương mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư nâng cao năng lực y tế, phòng, chống dịch bệnh từng bước được triển khai, trong đó lộ trình mở cửa du lịch được thực hiện với việc ban hành Kế hoạch phát động du lịch nội địa thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch bệnh COVID-19; ban hành Đề án chuyển đổi số du lịch thông minh và phương án mở cửa hoạt động du lịch đảm bảo an toàn trong bối cảnh tình hình mới.
Lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh trong Quý 1 ước đạt 1,27 triệu lượt khách, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó: Khách quốc tế: 14,85 nghìn lượt khách, khách nội địa: 1,255 triệu lượt khách), tổng doanh thu du lịch ước đạt: 872 tỷ đồng, công suất sử dụng phòng đạt 10% đến 12%.
Các quy định về hoạt động vận tải được triển khai linh hoạt, chủ động, tỉnh đã mở thêm 01 tuyến buýt VP-10 có lộ trình đi qua một số khu công nghiệp và bổ sung, điều chỉnh lộ trình hoạt động của 05 tuyến xe buýt đang hoạt động.
Sở dĩ tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 3 tháng đầu năm 2022 tăng cao do những nỗ lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND trong việc tháo gỡ những điểm nghẽn, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp duy trì sản xuất, không bị đứt gãy các chuỗi cung ứng, hạn chế tối đa tình trạng doanh nghiệp dừng sản xuất, công nhân mất việc làm.
Nghĩa ĐồngGiá xăng trong nước ngày mai (23/1) được dự báo quay đầu giảm sau khi đã có 3 lần tăng liên tiếp. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể giảm khoảng 50-150 đồng/lít, trong khi giá dầu diesel có khả năng tiếp tục tăng.