Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể

Văn hóa
11:11 AM 12/04/2022

Ngày 8/4/2022, tại Đền Hạ Quốc mẫu Tây Thiên diễn ra buổi hội tụ, giao lưu nghi lễ hầu đồng – một trong những di sản văn hóa có niên đại hàng nghìn năm còn được lưu giữ

Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể - Ảnh 1.

Băng rôn trong buổi lễ

Phát biểu tại buổi lễ, ông Phạm Văn Thăng – Viện trưởng Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á "Đây là một sự kiện văn hóa có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt quan trọng trong công tác phối hợp hoạt động giữa Viện nghiên và phát triển văn hóa Đông Nam Á và các thành đồng đạo quan đến từ các tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc, thiết thực chào mừng kỳ niệm 92 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930 3/2/2022), 25 tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và ngày giỗ tổ Hùng Vương 10/3, Nhâm dần.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân gian mang sắc thái nguyên thủy và có chiều dài lịch sử hàng ngàn năm. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tín ngưỡng thờ Mẫu luôn có sự gắn bó, dung hòa với các tôn giáo, tín ngưỡng khác, nương tựa, bổ sung cho nhau để cùng nhau tồn tại và phát triển và trở thành một tín ngưỡng bản địa riêng có của Việt Nam"

Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể - Ảnh 2.

Các nghi thức trong buổi lễ

Với tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, đây là tín ngưỡng dân gian đặc sắc, có sức sống lâu bền của người Việt. Các thực hành của Tín ngưỡng Tam phủ đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại năm 2016. Di sản văn hóa phi vật thể này được coi là "bảo tàng sống" lưu giữ bản sắc văn hóa lịch sử của người Việt, có sự phân bố và lan tỏa ở nhiều địa phương trong cả nước như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nội, Vĩnh Phúc... 

Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể - Ảnh 3.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hương - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á thực hiện các nghi lễ trong buổi lễ

Ông Dương Văn Minh – PGĐ bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc – trưởng ban Đối ngoại viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á cho biết: Vĩnh Phúc rất quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Đặc biệt khu di tích đền Hạ Mẫu thuộc quần thể khu phức hợp văn hóa du lịch, tâm linh nổi tiếng trên dãy núi Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc, được công nhận Di Tích Quốc Gia Đặc Biệt năm 2017. Tỉnh Vĩnh Phúc rất quan tâm về việc trùng tu, nâng cấp, cải tạo di tích nơi đây thành trung tâm hội tụ các thanh đồng đạo quan về giao lưu, học hỏi hoạt động hầu đồng, thờ Mẫu"

Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể - Ảnh 4.

Ông Dương Văn Minh – PGĐ bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc – trưởng ban Đối ngoại viện Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á

Vĩnh Phúc – vùng đất được thiên nhiên ban tặng và tạo riêng một chính thể "Núi bọc sông bao, sơn kỳ thủy tú", nơi hội tụ, giao thoa và hợp thiêng của các nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có tin ngưỡng thờ Mẫu. Ngay trong thời dựng nước, tại trang Đông Lộ, Đại Đình, vùng non nước Tây Thiên dưới chân Tam Đảo, có người phụ nữ tên là Lăng Thị Tiêu giúp Vua Hùng đánh giặc giữ nước, được phong là "Tam Đảo sơn trụ tối linh đại vương" nhân dân tôn kính lập nhiều đền, miếu thờ phụng và trở thành tín ngưỡng mang giá trị biểu tượng của Vĩnh Phúc - Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên cùng với Tín ngưỡng thờ Hùng Vương, Tín ngưỡng thờ Tân Viên Sơn Thánh là một trong ba tín ngưỡng cổ nhất vùng Bắc Bộ. Tín ngưỡng thờ Mẫu Tây Thiên đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2020.

Vĩnh Phúc: Bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống phi vật thể - Ảnh 5.

Ban tổ chức của buổi lễ

Nhằm cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh ủy, UBND tính Vĩnh Phúc về xây dựng và phát triển con người, văn hóa trong thời kỳ mới gắn với phát triển bền vững. Viện nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Đông Nam Á và các thành đồng đạo quan đến từ các tỉnh, thành phố trên địa bàn toàn quốc tổ chức giao lưu, thực hành Tín ngưỡng thờ mẫu Tam phủ của người Việt tại đền Hạ (đền Tụ nghĩa) thuộc khu di tích quốc gia đặc hiện Tây thiên, Tam Đảo.

Với hơn 10 thanh đồng đạo quan đến từ khắp các địa phương trong cả nước với những tiết mục đặc sắc sẽ giúp công chúng nhận diện đúng, đầy đủ bản chất và giá trị cốt lõi của di sản tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ Tứ phủ của người Việt, di sản tín ngưỡng thờ mẫu Tây Thiên. Thông điệp của cuộc giao lưu thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ lần này giúp các thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo của dân tộc, có thêm niềm tin động lực, đoàn kết xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp và phồn vinh.

Thành Trung
Ý kiến của bạn
Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030 Kinh tế số có thể đem lại 74 tỷ USD cho Việt Nam vào năm 2030

Theo nghiên cứu về nền kinh tế số Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số tại Việt Nam có thể đạt đến 1.733 nghìn tỷ đồng, tương đương 74 tỷ USD.