Vĩnh Phúc: Chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng khai thác đất trái phép

Địa phương
09:35 AM 16/12/2020

Tình trạng khai thác đất trái phép khiến tài nguyên quốc gia bị xâm hại, nhiều đồi núi bị biến dạng, thậm chí bị san phẳng, cảnh quan thiên thiên bị phá hủy, nhiều nơi bị ô nhiễm nặng do bụi đất, sỏi đá vương vãi trên diện rộng...

việc khhác đất trái phép để lại nhiều hệ lụy

Trước tình trạng khai thác đất trái phép diễn ra phức tạp, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục ban hành Công văn số 9283/UBND-TH2 ngày 10/12/2020 về việc xử lý dứt điểm thông tin báo chí phản ánh về xe quá tải và khai thác đất trái phép trên địa bàn.

Trong Công văn UBND tỉnh Vĩnh Phúc nêu: Thời gian gần đây, nhiều cơ quan báo chí phản ánh về tình trạng xe quá tải cùng với hoạt động khai thác đất trên địa bàn dù thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có hàng loạt văn bản chỉ đạo xử lý (Văn bản 8189/UBND - CN1 ngày 29/10/2020; Văn bản số 8222/UBND-NN4 ngày 30/10/2020; Văn bản số 8741/UBND-TH2 ngày 20/11/2020).

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm tra xử lý dứt điểm tình trạng các tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác đất trái phép và sử dụng xe quá khổ, quá tải trên địa bàn như dư luận, người dân phản ánh để báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Vĩnh Phúc:  Chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng khai thác đất trái phép - Ảnh 1.

Việc khai thác đất trái phép đã để lại nhiều hệ hụy.

Trước đó, một số cơ quan báo chí, người dân phản ánh tình trạng trên các tuyến đường thuộc huyện Tam Dương, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô, thành phố Phúc Yên... và trên nhiều tuyến đường của địa bàn tỉnh, thời gian gần đây liên tiếp xuất hiện nhiều xe chở quá tải từ các điểm khai thác đất trái phép làm hư hỏng đường xá, nhiều tuyến đường liên xã, tỉnh lộ... bị xuống cấp, gây mất an toàn giao thông và bức xúc trong nhân dân.

Vĩnh Phúc:  Chỉ đạo xử lý dứt điểm tình trạng khai thác đất trái phép - Ảnh 2.

Đường xá hư hỏng, ô nhiễm môi trường, gây mất an toàn giao thông từ những chiếc xe quá tải.

Việc khai thác đất diễn ra công khai từ nhiều năm trước nhưng không được xử lý triệt để. Ở một số địa phương, chủ khai thác đã tự thỏa thuận với người dân để khai thác đất đồi, đất sét làm gạch ngói, san lấp mặt bằng... Hoạt động khai thác đất trái phép và việc nhiều xe quá tải chạy rầm rập trên các tuyến đường đã để lại nhiều hệ lụy cho nhà nước, thiên nhiên và người tham gia giao thông.

Đức Nam
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.