Vĩnh Phúc: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực
UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo từng giai đoạn và chỉ đạo các cấp, ngành khẩn trương áp dụng nhiều viện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy tăng trưởng cho giai đoạn 2 Đại hội Đảng bộ 2020 - 2025.
Ngay từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ 2020 – 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã có những quán triệt xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành quá trình phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh trên tất cả các lĩnh vực, trong đó chú trọng tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ du lịch.
Bên cạnh đó, tổ chức hiệu quả các chương trình xúc tiến đầu tư, chú trọng xúc tiến đầu tư tại chỗ; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là cải cách các thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, tiết giảm thủ tục, thời gian, chi phí, thúc đẩy mạnh mẽ sản xuất kinh doanh, tạo động lực cho tăng trưởng.
Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc khuyến khích phát triển đồng đều các thành phần kinh tế; thực hiện phương châm "Đồng hành cùng doanh nghiệp", bảo vệ quyền tài sản, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch, quản lý và thực hiện quy hoạch; xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo lợi thế để thu hút các dự án đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch từ những nhà đầu tư lớn, uy tín, các tập đoàn xuyên quốc gia.
Quan tâm đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chủ động tạo quỹ đất phát triển công nghiệp; lựa chọn các khu công nghiệp có lợi thế, vận dụng các cơ chế chính sách cho giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để đấu giá, thu hút đầu tư...
Trong giai đoạn đầu của Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 – 2025, kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, nằm trong top 10 tỉnh có tăng trưởng GRDP cao nhất cả nước giai đoạn 2021 – 2022. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Ước đến năm 2023, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm 62,5 - 63,8%; dịch vụ chiếm 29,5 – 30,5% và nông, lâm nghiệp, thủy sản chiếm 6,5 – 6,9%.
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cao, năm 2020 tổng thu ngân sách đạt 32,5 nghìn tỷ đồng, năm 2021 đạt 32,9 nghìn tỷ đồng và năm 2022 lập dấu mốc mới đạt 40,3 nghìn tỷ đồng, trong đó thu nội địa đạt hơn 33,6 nghìn tỷ đồng; ước năm 2023 đạt khoảng 32,9 nghìn tỷ đồng.
Công nghiệp tiếp tục được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh. Sản lượng các sản phẩm công nghiệp chủ yếu giải đoạn 2021 – 2023 đều tăng. Thu hút nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư như NorthStar Precious; Sojit, Kraft Vina...
Từ năm 2021 – 2023, toàn tỉnh đã thu hút vốn đầu tư FDI đạt 1,9 tỷ USD. Lũy kế đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 468 dự án FGI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 7,9 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 19 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào tỉnh.
Cơ cấu sử dụng lao động có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và lao động dịch vụ.
Cụ thể, lao động nông nghiệp giảm từ gần 24% (năm 2020) xuống còn 9,4% (năm 2022); lao động công nghiệp - xây dựng tăng từ gần 45% (năm 2020) lên 51% (năm 2022); lao động ngành dịch vụ tăng từ trên 31% (năm 2020) lên gần 40% (năm 2022).
Thu HườngBộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 33/2024/TT-BGTVT quy định về quản lý giá dịch vụ sử dụng phà được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, do trung ương quản lý.