Vĩnh Phúc: Giải phóng mặt bằng 9 hộ dân để thực hiện Dự án CCN làng nghề Minh Phương
Sáng 15/9/2021, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đã tổ chức cưỡng chế, giải phóng mặt bằng của 9 hộ dân để thực hiện Dự án Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Minh Phương, trong đó có 3/9 hộ đã nhận tiền đền bù.
- Cư M’gar - Đắk Lắk: Bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng nâng cấp Quốc lộ 29 có bất hợp lý?
- Tp.HCM: Có dự án khu công nghiệp đi vào hoạt động 20 năm vẫn chưa xong đền bù giải phóng mặt bằng
- Giải quyết dứt điểm vướng mắc trong giải phóng mặt bằng kịp tiến độ dự án cầu Mỹ Thuận 2
- Bộ TNMT kiến nghị để Tp.HCM tổ chức lại ban bồi thường giải phóng mặt bằng
Dự án CCN làng nghề Minh Phương thuộc danh mục dự án Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định tại điểm d, khoản 3, Điều 62 Luật Đất đai 2013. Chính sách bồi thường, hỗ trợ để thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước và có căn cứ pháp lý đầy đủ, rõ ràng.
Cụm công nghiệp làng nghề Minh Phương là dự án Nhà nước thu hồi đất và đền bù, GPMB. Dự án đã được UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 1081/QĐ - UBND ngày 7/4/2017 về việc thành lập và giao chủ đầu tư xây dựng - kinh doanh hạ tầng CCN Minh Phương.
Theo quyết định này, CCN làng nghề Minh Phương do Công ty Cổ phần KEHIN làm chủ đầu tư, với tổng diện tích 33,3ha, trong đó có 14,07ha thuộc địa phận thị trấn Yên Lạc và 19,3ha thuộc địa phận xã Nguyệt Đức. Tuy nhiên trong quá trình triển khai dự án, chủ đầu tư đã gặp không ít khó khăn trong giai đoạn đền bù và giải phóng mặt bằng nên việc triển khai dự án bị chững lại.
Nguyên do bởi một số hộ không đồng ý với giá bồi thường hỗ trợ tái định cư của Nhà nước, đòi bồi thường theo giá thỏa thuận. Một số trường hợp đã chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi có chủ trương thông báo thu hồi đất, gây khó khăn trong công tác GPMB.
Có mặt tại buổi cưỡng chế, giải phóng mặt bằng, ông Nguyễn Xuân Thông - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Lạc cho biết: "Nhờ mạnh công tác tuyên tuyền, vận động 3/9 hộ thuộc diện buộc phải cưỡng chế đã chủ động nhận tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng, 6 hộ còn lại không nhận, số tiền sẽ được huyện gửi vào Kho bạc nhà nước huyện Yên Lạc".
Theo đó, 6 hộ thực hiện quyết định cưỡng chế gồm: Nguyễn Thị Nhung, diện tích 328,0m2 và 672,9m2; Nguyễn Thị Kết diện tích 365m2, 432,2m2 và 525,6m2; Phạm Thị Cúc (Khiển) diện tích 573,5m2; Lê Thị Lý (Tám) diện tích 408m2 và 552m2; Nguyễn Văn Xuân (Huệ) diện tích 732m2; Phạm Văn Cương - Hợi diện tích 252,4m2 và 360,9m2. Tất cả các hộ này đều thuộc thôn Trung, thị trấn Yên Lạc, số tiền các hộ không nhận sẽ được gửi vào Kho Bạc nhà nước huyện Yên Lạc theo quy định.
Tính đến nay (15/9), huyện Yên Lạc đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng được hơn 30 ha (gần 95% còn lại khoảng hơn 2 ha (gần 5%) chưa giải phóng mặt bằng của 47/126 hộ ở thị trấn Yên Lạc chưa chấp thuận nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng.
Thời gian tới, huyện Yên Lạc sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động đến các hộ dân còn lại nhận tiền bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án. Sau thời gian tuyên truyền, nếu các hộ vẫn cố tình không nhận với những lý do không có căn cứ giải quyết, buộc huyện phải giải phóng mặt bằng bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Minh Phương (huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) khi đi vào hoạt động sẽ ưu tiên khuyến khích thu hút đầu tư các lĩnh vực, ngành nghề cơ sở sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường. Cụ thể như sản xuất VLXD, sản xuất chế biến gỗ và mộc dân dụng, sản xuất chất phế liệu, điện tử, cơ khí chế tạo và các ngành công nghiệp hỗ trợ. Đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn theo hướng tập trung đưa các cơ sở sản xuất ở các khu dân cư vào CCN, tách rời khu dân cư.
Đức NamThông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.