Vĩnh Phúc: Nghị Quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ - Hiệu quả từ tư duy đột phá

Địa phương
09:53 AM 02/07/2022

Sau 1 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, với 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn” trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành 451 quyết định cưỡng chế thu hồi đất và 146 quyết định cưỡng chế, kiểm đếm tại 78 dự án, gấp 10 lần giai đoạn 2015-2020; GPMB được hơn 1.000ha đất, cao gấp 2,5 lần so với năm 2020. Đây có thể nói là một bước dài hiệu quả bắt nguồn từ tư duy đột phá của tỉnh.

Kết quả nổi bật là trong số 94 cuộc cưỡng chế thu hồi đất được các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức cưỡng chế, có 60 cuộc sau tuyên truyền, vận động người dân đã đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng không phải tổ chức cưỡng chế. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã kịp thời trình HĐND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách bảo đảm giải quyết hài hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp trong bồi thường, GPMB.

Chia sẻ về thành công đáng khích lệ này, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành khẳng định, Nghị quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy có ý nghĩa quan trọng nhằm tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo bước đột phá trong công tác GPMB, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ Nghị quyết 02 đã góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân trong công tác GPMB; nguồn lực đất đai được giải phóng; công tác quản lý của Nhà nước được tăng cường; kỷ luật, kỷ cương hành chính được siết chặt, trật tự xã hội được duy trì; huy động được sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận của nhân dân; đảm bảo lợi ích của các bên và tạo sự công bằng xã hội.

Vĩnh Phúc: Nghị Quyết 02 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ- hiệu quả từ tư duy đột phá. - Ảnh 1.

Lực lượng chức năng thực hiện cưỡng chế, thu hồi đất thuộc dự án Cụm công nghiệp Làng nghề Minh Phương

Đặc biệt, trong bối cảnh triển khai nhiệm vụ gặp rất nhiều khó khăn do tác động của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đồng thời là năm triển khai rất nhiều nhiệm vụ quan trọng của đất nước cũng như của tỉnh như Đại hội Đảng toàn quốc, bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp... Song, các cấp, các ngành đã tập trung cao độ, triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ nghị quyết; qua đó, đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. 

Đáng chú ý là các địa phương trong tỉnh đã tháo gỡ được rất nhiều "điểm nghẽn" cố hữu trong công tác GPMB, thậm chí tháo gỡ được những điểm nghẽn tồn tại hơn 10 năm như GPMB dự án Cụm công nghiệp Đồng Văn, Khu công nghiệp Chấn Hưng... Quan trọng hơn, dù quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, nhưng về cơ bản vẫn đảm bảo được lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp, lợi ích người dân liên quan GPMB; không làm lãng phí tài nguyên đất.

Đảm bảo tốt tình hình an ninh trật tự trong quá trình GPMB thực hiện các dự án, không tạo sơ hở, thiếu sót, không để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá; thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật, sự mềm dẻo, linh hoạt trong vận hành cơ chế, chính sách về GPMB sát hợp với thực tế. Từ đó, tạo được sự thống nhất của cả hệ thống chính trị, sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia của toàn thể nhân dân trên địa bàn trong công tác GPMB.

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và những năm tiếp theo, nhất là trong công tác GPMB; thời gian tới, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tập trung thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành trong công tác GPMB, gắn với trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể tham gia vào công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là pháp luật về đất đai, bồi thường, GPMB; ý nghĩa, tầm quan trọng của dự án mang lại khi đi vào khai thác, sử dụng... để tạo sự đồng thuận, ủng hộ của đông đảo người dân. 

Lấy kết quả công tác GPMB của đơn vị, địa phương là tiêu chí đánh giá, xếp loại hằng năm; đơn vị, địa phương nào không hoàn thành thì người đứng đầu cấp ủy, chính quyền bị phê bình, xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ. Quá trình thực hiện công tác bồi thường, GPMB phải thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định pháp luật; đảm bảo được các quyền, lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp; đồng thời, kiên quyết xử lý đối với những tập thể, cá nhân lợi dụng công tác GPMB để trục lợi hoặc vi phạm pháp luật.

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư phải tham gia, đồng hành cùng chính quyền ngay từ khi bắt đầu chủ trương thực hiện dự án nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác GPMB, hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án trên địa bàn một cách thuận lợi, hiệu quả.


Đức Nam
Ý kiến của bạn
Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách Hà Nội đứng đầu cả nước về thu ngân sách

Thông tin tại hội nghị 21 Ban chấp hành Đảng bộ TP. Hà Nội ngày 21/1, Giám đốc Sở Tài chính cho biết, tổng thu ngân sách của Hà Nội năm 2024 đạt mức 511.928 tỷ đồng, trở thành địa phương có số thu ngân sách cao nhất cả nước.