Vĩnh Phúc: Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội 9 tháng

Địa phương
09:52 AM 14/10/2023

Chiều 13/10, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức họp báo thường kỳ tổng kết 9 tháng năm 2023 về tình hình kinh tế - xã hội, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, 9 tháng qua, Vĩnh Phúc thu ngân sách trên địa bàn đạt gần 19 nghìn tỷ đồng, bằng 58,3% so với dự toán và bằng 73,1% so với cùng kỳ. Trong đó thu nội địa ước đạt 15,4 nghìn tỷ đồng bằng 56,2% so với dự toán và bằng 73,3% so với cùng kỳ; thu xuất nhập khẩu ước đạt 3.500 tỷ đồng bằng 70% dự toán và bằng 71,8% so với cùng kỳ.

Thu hút đầu tư FDI (doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Vĩnh Phúc) tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Vĩnh Phúc đã thu hút đầu tư đạt gần 500 triệu USD vốn đầu tư FDI, so với cùng kỳ năm 2022 tăng gần 70% và đạt gần 123% kế hoạch. Đồng thời, đã thu hút đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng vốn DDI (vốn trong nước), đạt gần 207% so với cùng kỳ năm 2022 và vượt 4,05 lần so với kế hoạch năm 2023.

Vĩnh Phúc: Kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm đạt nhiều thành tựu  - Ảnh 1.

Toàn cảnh buổi họp báo.

Dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển với gần 7,67 triệu lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2022. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao đạt nhiều kết quả quan trọng…

Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng GRDP theo giá hiện hành của tỉnh tăng 3,1%, đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh duy nhất trong nhóm 5 tỉnh tăng trưởng âm những tháng đầu năm phục hồi tăng trưởng. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng gần 5,5%; dịch vụ tăng 8,43%...

Trong công tác chỉ đạo, tổ chức xây dựng "Làng văn hóa kiểu mẫu" đã có 6 khu thiết chế làng văn hóa kiểu mẫu được khánh thành, đưa vào hoạt động. Năm học 2022 - 2023, Vĩnh Phúc có 79 học sinh đoạt giải, trong tổng số 92 học sinh tham dự, trong đó, có 5 giải Nhất và 3 học sinh lọt vào vòng chọn đội tuyển Olympic, đứng vị trí thứ 3 cả nước về số lượng giải Nhất của kỳ thi...

Trong quý IV, UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành tập trung thực hiện quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, người sản xuất mở rộng sản xuất, sử dụng hết năng lực hiện có, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh… Đồng thời, bảo đảm thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội và phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

Tại buổi họp báo, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện cần có những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất đai, vật liệu xây dựng để triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, giải phóng mặt bằng; tham mưu đề xuất điều chỉnh điều hòa vốn nhằm tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công...

Thu Hường
Ý kiến của bạn
Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.