Vĩnh Phúc: Nhiều người thương vong do mưa dông, lốc xoáy
Sự việc xảy ra vào khoảng 18 giờ 10/6, mưa dông kèm theo lốc xoáy, gió giật mạnh khiến nhà xưởng của Công ty TNHH một thành viên Kiều Thi Junma tại thôn Gia Khau, xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) bị đổ sập làm 3 người tử vong và nhiều người bị thương. Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang tích cực công tác cứu hộ, chăm sóc cho các nạn nhân.
Ngay sau sự việc xảy ra, bà Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã trực tiếp xuống hiện trường chỉ đạo công tác cứu hộ, cứu nạn. Cùng đi có ông Nguyễn Văn Trì, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và một số lãnh đạo UBND, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc.
Hậu quả cơn lốc xoáy để lại là rất nặng nề.
Đại tá Trần Văn Bình, Phó Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Do nằm đúng luồng của cơn lốc xoáy trong chiều 10/6, khu nhà xưởng của Công ty TNHH Kiều Thi đã bị đổ sập. Lúc này, trong khu nhà xưởng có hơn 100 công nhân đang làm việc. Khi sự việc diễn ra hầu hết công nhân đã thoát ra ngoài, tuy nhiên, vẫn có một số người không may gặp nạn. Sự việc diễn ra đúng lúc mưa lớn nên gây khó khăn cho việc tiếp cận hiện trường và cứu chữa nạn nhân.
Lực lượng cứu hộ đã huy động hàng trăm cán bộ, chiến sĩ cùng nhiều phương tiện khẩn trương, tích cực triển khai công tác cứu hộ cứu nạn. Tại hiện trường lực lượng cứu hộ đã phát hiện ba người thiệt mạng và một số người bị thương. Đến 21 giờ cùng ngày, sau khi rà soát toàn bộ khu vực của công ty, hiện trường khu nhà xưởng bị đổ sập đã được kiểm soát, xác định không còn người bên trong.
Bà Hoàng Thị Thúy Lan (Bí thư Tỉnh ủy) thăm hỏi các bệnh nhân vị thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc cũng cho biết, đến 22 giờ cùng ngày, bệnh viện đã tiếp nhận 18 nạn nhân vụ sập nhà xưởng do lốc xoáy, mưa dông tại Công ty TNHH MTV Kiều Thi Junma. Các bệnh nhân sau khi đưa vào viện đã được các bác sĩ khẩn trương sàng lọc và tổ chức điều trị. Hiện có hai nạn nhân bị thương nặng gãy xương đùi. Các bệnh nhân khác chấn thương nhẹ, cơ bản ổn định.
Công cuộc số hóa chợ hay tiệm tạp hóa truyền thống không chỉ đơn thuần gói gọn trong việc quét mã QR để thanh toán. Đây là một "cuộc chơi lớn" với 1,4 triệu tạp hoá đang chờ “lên đời công nghệ".