Vĩnh Phúc: Tài xế 6 tuyến xe buýt lại đình công do bị nợ lương

Địa phương
03:03 PM 28/11/2022

Theo Sở GTVT Vĩnh Phúc, công nhân lái xe, phụ xe tại 6 tuyến xe buýt (VP01, VP03, VP04, VP05, VP06, VP08) của Công ty CP vận tải ôtô Vĩnh Phúc có khả năng đình công vào sáng 27/11 với lý do công ty nợ lương và các chế độ đối với công nhân nhiều tháng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Cụ thể, vào 5h sáng ngày 27/11, tất cả các tài xế, phụ xe của 6 tuyến buýt (VP01, VP03, VP04, VP05, VP06, VP08) đã kiên quyết đình công và từ chối tiếp tục làm việc do bị Công ty Cổ phần vận tải Vĩnh Phúc tiếp tục nợ lương.

Vĩnh Phúc: Tài xế 6 tuyến xe buýt lại đình công do công bị nợ lương  - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tại buổi làm với Sở GTVT, Công ty Cổ phần vận tải ôtô Vĩnh Phúc khẳng định không còn khả năng tiếp tục duy trì cung cấp dịch vụ 6 tuyến xe buýt, xin được ngừng cung cấp dịch vụ và chấm dứt hợp đồng giao thầu 6 tuyến xe buýt (VP01; VP03; VP04; VP05; VP06; VP08) kể từ ngày 27/11.

Do đó, Sở GTVT đã yêu cầu Công ty CP vận tải ôtô Vĩnh Phúc khẩn trương có báo cáo rõ bằng văn bản về việc xe buýt dừng hoạt động ngày 27/11. Hiện, vụ việc đã được Sở GTVT báo cáo UBND tỉnh Vĩnh Phúc xin ý kiến chỉ đạo, giải quyết vụ việc.

Trước đó, ngày 24/10 lái xe, nhân viên bán vé của Công ty CP Vận tải ôtô Vĩnh Phúc đình công làm 6 tuyến xe buýt trên địa bàn gồm: VP01, VP03, VP04, VP05, VP06, VP08 phải dừng hoạt động.

Nguyên nhân do Công ty CP Vận tải ô tô Vĩnh Phúc không thanh toán được tiền lương và các chế độ hợp pháp khác cho lái xe, nhân viên bán vé từ tháng 6 đến nay.

Đến ngày 26/10, Công ty CP Vận tải ô tô Vĩnh Phúc thống nhất và cam kết giải quyết các chế độ cơ bản đối với người lao động. Lái xe, nhân viên bán vé đã đồng thuận và quay trở lại làm việc. Đến sáng ngày 27/10, cả 6 tuyến xe buýt nói trên đã hoạt động trở lại.

Thu Hường
Ý kiến của bạn
Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng Tổng nhu cầu vốn ngành năng lượng khoảng hơn 4.000 nghìn tỷ đồng

Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu vốn đầu tư của ngành năng lượng toàn giai đoạn 2021 - 2030 cần khoảng 4.133 - 4.808 nghìn tỷ đồng.