Vĩnh Phúc: Tạm dừng các hoạt động chưa cần thiết để phòng, chống dịch COVID-19
Tất cả các huyện, thành phố thuộc tỉnh Vĩnh Phúc tạm dừng các hoạt động chưa cần thiết, kiểm soát các nguy cơ, tăng xét nghiệm theo hướng xã hội hóa, đặc biệt tại hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường.
Ông Lê Duy Thành, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc vừa yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải chấn chỉnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo; xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong chỉ đạo, điều hành và chịu trách nhiệm đối với ngành, lĩnh vực, địa bàn được giao theo đúng chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy trong phòng chống dịch bệnh.
Các huyện, thành phố tạm dừng các hoạt động chưa cần thiết, kiểm soát các nguy cơ, tăng xét nghiệm theo hướng xã hội hóa, đặc biệt tại hai huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường. Ông Thành cũng yêu cầu chấn chỉnh các hoạt động hiếu, hỉ, giỗ chạp tập trung đông người.
Theo lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, trong thời gian ngắn tới địa phương sẽ tiếp tục xuất hiện các ca mắc/nghi mắc COVID-19, số lượng F1 tăng cao. Do đó, Vĩnh Phúc phải có các giải pháp khẩn cấp, đồng bộ, linh hoạt các biện pháp cách ly y tế, xét nghiệm, điều trị và giãn cách xã hội. Các sở ngành khẩn trương hoàn thiện để sẵn sàng hoạt động cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 với quy mô 120 giường bệnh. Riêng huyện Yên Lạc và Vĩnh Tường bổ sung thêm mỗi huyện một cơ sở điều trị bệnh nhân thể nhẹ.
Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu 5 địa bàn, gồm: Thành phố Phúc Yên, huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo, Bình Xuyên cần hết sức khẩn trương hoàn thành cơ sở điều trị 120 giường để tiếp nhận bệnh nhân điều trị. Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ, Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương tập huấn, hướng dẫn, làm mẫu, diễn tập các tình huống xử trí với F0, cách ly F1, việc lấy mẫu tầm soát,… tại các đơn vị thuộc địa bàn, lĩnh vực phụ trách.
Đến nay, có hơn 764.000 người dân tỉnh Vĩnh Phúc đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 (đạt hơn 94% dân số trên 18 tuổi) với hơn 1.274.000 mũi tiêm, trong đó, hơn 509.000 người đã hoàn thành mũi tiêm số 2). UBND tỉnh đã phê duyệt chủ trương rút ngắn khoảng cách tiêm giữa 2 mũi từ 8 tuần xuống 4 tuần đối với vắc xin Astrazeneca để đẩy nhanh hơn tiến độ tiêm vắc xin.
Như vậy, chỉ cần người dân tiêm mũi 1 đủ 4 tuần là đã có thể tiêm mũi 2. Với số lượng mũi tiêm trung bình mỗi ngày đạt từ 30.000- 35.000 mũi, nếu có đủ vắc xin, dự kiến, đến hết tháng 11/2021 hoặc đầu tháng 12/2021, ngành Y tế Vĩnh Phúc sẽ tiêm đủ mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1.
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, để bao phủ mũi tiêm số 2 cho những người đã tiêm mũi 1, tỉnh còn thiếu hơn 100.000 liều vắc xin. Vì vậy, bên cạnh việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, Sở Y tế tiếp tục đề xuất nhu cầu vắc xin lên Bộ Y tế để trong thời gian sớm nhất hoàn thành mũi tiêm số 2 cho tất cả người dân từ 18 tuổi trở lên, sớm đạt miễn dịch cộng đồng.
Đức NamTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.