"Virut vỡ nợ lây lan chóng mặt", doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc tìm mọi cách vượt qua "đại dịch"
Các doanh nghiệp bất động sản chủ trương đưa công ty "bước vào thời chiến", thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để vượt qua "cơn đại dịch".
Bắt đầu từ sau vụ Evergrande, một số ông lớn khác trong sân chơi bất động sản Trung Quốc cũng bắt đầu rơi vào tình cảnh phải "thất hứa với khách hàng". "Vi rut vỡ nợ" đang lây lan nhanh chóng khắp mọi ngõ ngách trên thị trường bất động sản Trung Quốc. Để vượt qua tình cảnh này, các doanh nghiệp bất động sản chủ trương đưa công ty "bước vào thời chiến", thực hiện chính sách "thắt lưng buộc bụng" để vượt qua "cơn đại dịch".
Do các công ty bất động sản lớn ở Đại lục có nguy cơ cạn kiệt thanh khoản, một số có hiện tượng vỡ nợ, toàn bộ thị trường bất động sản đã rơi vào đợt suy thoái nghiêm trọng nhất trong gần 20 năm qua. Theo số liệu của nhà nước, tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh trong 10 tháng đầu năm nay chỉ đạt dưới 80%, thấp hơn mức cùng kỳ năm trước lần đầu tiên trong 4 năm trở lại đây.
Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh của các công ty bất động sản quy mô lớn nhìn chung ở mức từ 50 đến 60%, đã có công ty bất động sản nổi tiếng yêu cầu nội bộ nhân viên của mình "thắt lưng buộc bụng", "bước vào thời chiến" để vượt qua khó khăn.
Reuters trích dẫn trang web chính thức của Hiệp hội Bất động sản Trung Quốc "Zhongfang.com" cho biết, tỷ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh của 51 công ty bất động sản tiêu biểu từ tháng 01 -10 năm nay là 78,36%, lần đầu tiên thấp hơn mức cùng kỳ trong 4 năm trở lại đây.
Fitch, một cơ quan xếp hạng tín dụng quốc tế, dự đoán rằng doanh số bất động sản của Trung Quốc năm 2022 sẽ giảm 10-15% so với cùng kỳ năm ngoái và có thể xuất hiện nhiều vụ vỡ nợ hoặc tái cơ cấu lại nợ trong 3 tháng tới. Fitch cũng cho rằng chính phủ sẽ có những điều chỉnh chính sách phù hợp đối với ngành này để ổn định lòng tin thị trường và tạo điều kiện hỗ trợ tài chính trong và ngoài nước cho các công ty bất động sản.
Giới thạo tin cũng tiết lộ rằng trụ sở của công ty bất động sản nổi tiếng Vanke gần đây đã đưa ra một sáng kiến với nội dung "thắt lưng buộc bụng" và tạo ra một "bầu không khí thời chiến". Công ty này cho rằng, cần thay đổi suy nghĩ cổ hủ lạc hậu, tiêu ít làm lớn, giảm thiểu tối đa những khoản chi không đáng có.
Để giảm các khoản chi không cần thiết, Vanke yêu cầu ban lãnh đạo phải nêu gương, siêng năng và tiết kiệm, tránh lãng phí, tránh giao lưu tiếp đãi nội bộ, từ chối những lần đưa đón, tiệc chiêu đãi hoặc quà lưu niệm không cần thiết, v.v. và ngăn chặn các đơn vị tuyến đầu quà tặng hay đặc sản cho trụ sở chính trong các ngày lễ,tết.
Dưới ảnh hưởng của "03 lằn ranh đỏ" và "05 hồ sơ cho vay ", sự an toàn về nguồn vốn và dòng tiền của các công ty bất động sản trở nên rất quan trọng, và họ đang làm mọi cách để "tăng thu nhập và giảm chi tiêu". Điều đáng chú ý là khi Úc Lượng- Chủ tịch Hội đồng quản trị của Vanke, nói về ngành bất động sản vào tháng trước, ông đã đề cập đến việc "tôn trọng lẽ phải, nỗ lực đưa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, khó khăn chỉ là tạm thời, vẫn còn cơ hội ".
Ông cho rằng, sự phát triển hoàng kim của ngành bất động sản trong vài thập kỷ qua là bất thường và không thể duy trì bền vững. Hiện toàn ngành đang phải trải qua quá trình "thanh lọc", điều này giống như một biện pháp "ép cân", sẽ ảnh hưởng rất lớn nhưng "sau nỗi đau chính là cơ hội".
Tham khảo Chinatimes
Tiến TrầnViệt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP 6,6% trong năm 2025, nằm trong nhóm quốc gia tăng trưởng cao nhất châu Á.