Cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng trần, VN-Index lập đỉnh mới 1.417 điểm với thanh khoản tăng mạnh

Doanh nghiệp - Doanh nhân
09:50 AM 01/07/2021

Thanh khoản thị trường là điểm sáng khi dòng tiền đã trở lại mạnh mẽ sau những phiên sụt giảm cuối tháng 6. Giá trị khớp lệnh trên 3 sàn (bao gồm thỏa thuận) đạt hơn 31.000 tỷ đồng.

Phiên giao dịch chiều diễn ra khá tích cực khi dòng tiền trở lại thị trường. Sự sôi động của thị trường cùng kỳ vọng tình trạng nghẽn lệnh sớm được giải quyết giúp nhóm cổ phiếu chứng khoán đồng loạt tăng mạnh, thậm chí nhiều mã tăng trần như AGR, BSI, BVS, CTS, MBS.

Cổ phiếu ngân hàng cũng giao dịch khá tích cực trong phiên hôm nay với nhiều mã tăng khá như ACB, BID, MBB, STB, VPB, TCB, TPB…Bên cạnh đó, dòng tiền cũng hướng tới các cổ phiếu thép như HPG, HSG, NKG, SMC, TLH, TVN…

Các cổ phiếu vốn hóa lớn như BVH, FPT, GAS, MSN, VNM, POW, VRE, PLX cũng đồng loạt tăng trong chiều nay, giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.

Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 8,53 điểm (0,61%) lên 1.417,08 điểm; HNX-Index tăng 0,74% lên 325,72 điểm; UPCom-Index tăng 0,16% lên 90,39 điểm. Thanh khoản thị trường là điểm sáng khi dòng tiền đã trở lại mạnh mẽ sau những phiên sụt giảm cuối tháng 6. Giá trị khớp lệnh trên 3 sàn (bao gồm thỏa thuận) đạt hơn 31.000 tỷ đồng.

Về giao dịch khối ngoại, họ bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị hơn 220 tỷ đồng, lực bán tập trung chủ yếu vào bộ đôi ngân hàng VPB (-334,3 tỷ đồng) và CTG (-273 tỷ đồng).

====================================

Phiên giao dịch sáng diễn ra với những rung lắc khá mạnh. Có thời điểm VN-Index bật tăng gần 6 điểm, nhưng lại mau chóng "hạ nhiệt" và đảo chiều giảm 6 điểm. Dù vậy, về cuối phiên sáng diễn biến thị trườn dần ổn định hơn khi nhiều nhóm cổ phiếu lấy lại đà tăng điểm.

Nhóm chứng khoán là tâm điểm thu hút dòng tiền với nhiều mã tăng mạnh như BSI, BVS, CTS, HCM, MBS, VCI, VND, SHS…trong đó, BSI thậm chí tăng trần.

Nhóm ngân hàng sau ít phút điều chỉnh đầu phiên cũng lấy lại "phong độ" với nhiều mã tăng như ACB, STB, VPB, HDB, TCB, TPB, MSB, OCB…Tương tự, cổ phiếu thép HPG, HSG, NKG, TLH, SMC…cũng đồng loạt tăng điểm.

Bên cạnh đó, các Bluechips như BVH, FPT, VNM, MSN, GVR…cũng đồng thuận tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố.

Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 4,01 điểm (0,28%) lên 1.412,56 điểm; HNX-Index tăng 0,43% lên 324,71 điểm và UPCom-Index giảm 0,11% xuống 90,15 điểm. Thanh khoản thị trường được cải thiện với giá trị giao dịch 3 sàn đạt hơn 18.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện bán ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 90 tỷ đồng, lực bán tập trung vào VPB, CTG, HPG, NVL.

===================================

Những phút đầu phiên giao dịch tháng 7 diễn ra khá tích cực với sắc xanh hiện diện trên cả 3 chỉ số. Dù vậy, thị trường vẫn lặp lại kịch bản quen thuộc gần đây là thanh khoản không thực sự cao và các chỉ số rung lắc khá mạnh, dễ dàng đảo chiều chỉ sau ít phút.

Nhóm chứng khoán hiện đang thu hút dòng tiền khá tốt với hàng loạt mã tang mạnh như VND, HCM, SHS, CTS, VCI, SSI, AGR…Kỳ vọng vào KQKD quý 2 khởi sắc cùng việc hệ thống HoSE sớm hết nghẽn lệnh đang giúp nhóm cổ phiếu này bứt phá. Tương tự, cổ phiếu thép HPG, HSG, NKG, SMC…cũng thu hút dòng tiền và đồng loạt tăng điểm.

Trong khi đó, các cổ phiếu dầu khí, ngân hàng, bất động sản, xây dựng, khu công nghiệp giao dịch khá ảm đạm với sắc đỏ chiếm ưu thế.

Một vài cổ phiếu lớn như BVH, VCB, SAB, HVN, POW, VHM…cũng đồng loạt giảm khiến thị trường dễ dàng đảo chiều sau ít phút tăng đầu phiên.

Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index giảm 2,47 điểm (0,18%) xuống 1.406,08 điểm; HNX-Index giảm 0,13% xuống 322,9 điểm và UPCom-Index giảm 0,26% xuống 90,01 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt gần 8.000 tỷ đồng.

Khối ngoại hiện mua ròng 20 tỷ đồng trên sàn HoSE, lực mua chủ yếu tập trung vào MSB với giá trị 43 tỷ đồng.

Bảo Sơn
Ý kiến của bạn
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa để có kịch bản ứng phó phù hợp

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa thế giới và trong nước để chủ động thực hiện theo thẩm quyền hoặc đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền các biện pháp, giải pháp, kịch bản ứng phó phù hợp, linh hoạt, kịp thời.