VN-Index tháng 11 diễn biến ra sao?
Kết phiên giao dịch ngày 31/10, VN-Index giảm 14,21 điểm (1,36%); khớp ớ mức 1028,19 điểm. VN30 giảm 8.25 điểm (0,79%) khớp ở mức 1039,38 điểm. HNX-Index giảm 5,17 điểm (2,45%) khớp ở mức 206,17 điểm. UPCoM giảm 1,35 điểm (1,64%) khớp ở mức 80,93 điểm.
Cùng chung xu hướng với thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam tuần 23-27/10 đã trải qua tuần giao dịch nhiều sóng gió.
Trong đó, cổ phiếu ngành bất động sản là nguyên nhân ra biến động tiêu cực lên thị trường chung.
Nhóm cổ phiếu bất động sản là tâm điểm của thị trường trong tuần khi có những biến động rất mạnh như VHM giảm 11,91%, LGL giảm 10,31%, NBB giảm 8,84%, NDN giảm 8,65%, CII giảm 7,08%...
Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán sau tuần giảm điểm mạnh trước đó, tiếp tục có tuần giao dịch kém tích cực, đa số cổ phiếu vẫn giảm điểm mạnh, thanh khoản gia tăng ở mức trên trung bình như MBS giảm 10,63%, AGR giảm 10,27%, FTS giảm 10,17%, PSI giảm 10%, VIX giảm 9,33%...
Trong khi đó, các cổ phiếu ngân hàng dù đa số cũng chịu áp lực điều chỉnh như NVB giảm 11,5%, PGB giảm 9,43%, VPB giảm 6,48%, MSB giảm 5,38%..., nhưng đánh giá tổng thể, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn tích cực hơn so với thị trường chung vì có những mã tăng giá so với tuần trước. Cụ thể, LPB tăng 5,15%, SSB tăng 4,5%, BID tăng 3,7%, VCB tăng 0,24%....
Các nhóm ngành khác hầu hết đều có diễn biến kém tích cực trong tuần, với áp lực bán mạnh và chỉ phục hồi khi thị trường vào vùng quá bán ngắn hạn, ngoại trừ một số mã rất nổi bật, thanh khoản đột biến như YEG tăng 21,57%, CTD tăng 7,45%, HAG tăng 7,36%, LPB tăng 5,15%...
Chốt tuần giao dịch từ 23 – 27/10, VN-Index vẫn giảm mạnh 4,26% so với tuần trước về mức 1060,62 điểm. HNX-Index có diễn biến tương tự kết thúc tuần ở mức 218,04 điểm, giảm 4,56% so với tuần trước.
Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 70.404,20 tỷ đồng, giảm 10,3% so với tuần trước, khối lượng giao dịch giảm 5,7%; trong đó, áp lực bán mạnh đột biến tập trung nhiều ở các mã trong VN30. Thanh khoản HNX giảm 10,5%, với 9.183,29 tỷ đồng được giao dịch.
Các chuyên gia cho rằng, kinh tế vĩ mô trong nước vẫn đang trong giai đoạn chưa có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng không xấu đi.
Tình hình địa chính trị thế giới đang tồn tại nhiều bất ổn, kinh tế toàn cầu tăng trưởng thấp dẫn tới đơn hàng xuất khẩu sụt giảm, mặt khác tình hình lạm phát toàn cầu vẫn chưa thực sự được kiểm soát. Do đó, SHS cho rằng, nếu thị trường chững lại để tiếp tục tích lũy chờ động thái chuyển động vĩ mô tiếp theo cũng là vận động phù hợp.
Thị trường trong ngắn hạn có khả năng phục hồi kỹ thuật, do VN-Index rơi vào trạng thái quá bán. Nhà đầu tư ngắn hạn có khả năng chịu đựng rủi ro cao nếu có giải ngân cũng nên với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend (giai đoạn chứng khoán có xu hướng tăng) tiếp diễn nên sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào. Trong trung, dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend, nhưng sẽ đi tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao.
Đà giảm của thị trường được kìm hãm và hồi phục trở lại trong phiên cuối tuần, tuy nhiên mức hồi phục vẫn còn khiêm tốn, đồng thời vẫn còn một số cổ phiếu lớn có tác động tiêu cực đến thị trường.
Thanh khoản giảm về mức trung bình cho thấy nguồn cung có động thái hạ nhiệt, nhưng dòng tiền vẫn chưa hoạt động tích cực.
Với tín hiệu hỗ trợ hiện tại, có khả năng thị trường sẽ còn quán tính hồi phục, nhưng diễn biến tăng điểm sẽ gặp khó khăn và áp lực cung có thể sẽ gia tăng trở lại, đặc biệt là khi VN-Index tiến đến gần vùng cản 1,080 điểm.
Thực tế, những sóng gió của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tuần qua cũng tương đồng với diễn biến của các thị trường chứng khoán trên thế giới.
Các nhà đầu tư nên làm gì trong bối cảnh thị trường hiện nay?
Trong bối cảnh hiện nay, các chuyên gia đưa ra lời khuyên nhà đầu tư không dùng vốn vay (margin), cũng không nên bán tháo cổ phiếu mà chờ thị trường phục hồi để cơ cấu danh mục.
"Thực tế, những nhà đầu tư tuân thủ nguyên tắc cắt lỗ trên dưới 7% sẽ dễ xử lý tài khoản; còn những người "gồng lỗ" đến 30%-40% thì việc bán ra đã là quá muộn. Tuy nhiên, với những cổ phiếu kém chất lượng thì vẫn phải chấp nhận bán cắt lỗ"
Ở góc độ khác, đợt giảm nhanh, mạnh của thị trường trong thời gian ngắn cũng mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư cầm tiền. Hiện nay, định giá P/E của VN-Index chỉ còn xấp xỉ 11,6 lần, thấp hơn mức trung bình 5 năm. Định giá hấp dẫn được kỳ vọng sẽ kích thích dòng tiền bắt đáy nhập cuộc.
Về vĩ mô, các chuyên gia cho rằng chính sách tiền tệ vẫn chưa đảo chiều, lãi suất ở mức thấp, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp đã, đang công bố trong quý III cho thấy bức tranh có xu hướng tốt lên so với nửa đầu năm 2023.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 31/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,200 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
VNDirect cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV với GDP dự báo tăng 7,1%, nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam lên 6,9%.