VN-Index trong tháng 10 sẽ diễn biến ra sao?
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/10, VN-Index giảm 37,15 điểm, tương đương 3,32%, xuống 1118,10 điểm. Trong phiên này, có 37 mã tăng giá, 481 mã giảm giá và 34 mã đứng giá. Thanh khoản đạt 21,066 tỷ đồng.
HNX-Index giảm 10,04 điểm (giảm 4,24%) xuống 226,68 điểm. Toàn sàn có 32 mã tăng, 144 mã giảm và 34 mã đứng giá. UPCoM-Index giảm 2,01 điểm (giảm 2,27%) xuống 86,68 điểm. Toàn sàn có 69 mã tăng, 219 mã giảm và 55 mã đứng giá.
Kết quả kinh doanh quý III/2023 là cơ sở để nhà đầu tư đánh giá triển vọng của từng ngành, từng doanh nghiệp trong thời gian còn lại của năm.
Tuần qua (25/9 - 29/9), chỉ số VN-Index giảm tới gần 39 điểm, tương đương 3,3%, xuống 1154,15 điểm. Thanh khoản có phiên trên sàn HoSE chỉ ghi nhận 12,000 tỷ đồng khớp lệnh.
Theo nhận định của các chuyên gia, sự sụt giảm trong tuần vừa qua là hệ quả của việc đã tăng giá liên tục trong giai đoạn trước đó khiến nhiều nhóm cổ phiếu rơi vào trạng thái định giá đắt đỏ. Các tác nhân gây giảm điểm được đề cập không phải là mới, nhưng xuất hiện cộng hưởng và được suy diễn thái quá khiến nhiều nhóm cổ phiếu bị bán tháo.
Dự báo TTCK (Từ 2/10 - 6/10): Duy trì danh mục với tỷ trọng thấp
Thị trường trong ngắn hạn đang trong nhịp điều chỉnh thứ 2 khi gặp ngưỡng cản 1,250 điểm. Nhịp điều chỉnh là cần thiết tuy nhiên biên độ điều chỉnh vừa qua rộng hơn dự báo và làm suy yếu động lực tăng ngắn hạn.
Thị trường do vậy sẽ cần thêm nhiều thời gian để hình thành nền tích lũy mới nên rất có khả năng các nhịp hồi phục sắp tới chỉ mang tính hồi phục kỹ thuật đi kèm theo các nhịp điều chỉnh để dần hình thành nền tảng chặt chẽ dần.
Với tình trạng vĩ mô hiện tại, nhịp hồi phục từ đầu năm đã phản ảnh kỳ vọng kinh tế sẽ dần ổn định và phục hồi, nếu thị trường chững lại để tiếp tục tích lũy chờ động thái chuyển động vĩ mô tiếp theo cũng là vận động phù hợp.
Trong ngắn hạn nhịp điều chỉnh và tích lũy trở lại của thị trường có thể còn kéo dài, các nhà đầu tư ngắn hạn nên duy trì danh mục với tỷ trọng thấp và thận trọng bởi các nhịp hồi phục chỉ mang tính kỹ thuật.
Trong trung, dài hạn mặc dù xu hướng uptrend vẫn được duy trì tuy nhiên thị trường cần tiếp tục vận động tích cực trên ngưỡng 1.150 điểm để củng cố nền tảng và xu hướng.
Trường hợp có nhịp hồi phục thì thị trường vẫn cần thêm thời gian để tích lũy chặt chẽ, hình thành nền tảng tích lũy mới. Do vậy, nhà đầu tư trung và dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục đã được giải ngân và cơ cấu tốt từ chân sóng.
VN-Index trong tháng 10 sẽ diễn biến ra sao?
Trong tháng 10, các chuyên gia cho rằng câu chuyện kết quả kinh doanh quý III cũng như tiến độ triển khai đầu tư công và sự hiệu quả của các chính sách hỗ trợ nền kinh tế sẽ là chủ đạo. Xét nền cùng kỳ thấp năm 2022 thì sẽ có nhiều nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tăng tốt trong quý III này và nâng đỡ thị trường dự báo thị trường cuối tháng 10 đóng cửa trong vùng 1,200 điểm.
Thêm vào đó tình trạng "call margin" đã diễn ra ở một số mã cổ phiếu tăng nóng, tuy nhiên chưa diễn ra trên diện rộng. Thực tế, nhiều công ty chứng khoán quản trị rủi ro không chỉ đơn thuần theo tỷ lệ cho vay mà theo các mức giá chặn dựa trên định giá nội tại cổ phiếu. Áp lực bán giải chấp (force sell) đã xảy ra nhưng có thể đến từ các hoạt động ủy thác/vay kho từ các đội nhóm với tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao hơn là từ các công ty chứng khoán.
"Dư nợ margin thời điểm này không quá căng, vẫn thấp hơn tương đối so với mức đỉnh trong khi tiềm lực tài chính của các công ty chứng khoán đã gia tăng đáng kể trong cá năm vừa rồi. Tuy nhiên yếu tố rủi ro là thị trường đã tăng điểm khá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn. Chính điều này khiến cho thị trường trở nên nhạy cảm và mong manh trước các yếu tố tác động bên ngoài như cắt giảm margin, FED tăng lãi suất, thắt chặt tiền tệ..."
Thị trường sẽ tiếp tục phân hóa vào những cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng cao so cùng kỳ 2022, và những cổ phiếu hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ nền kinh tế của chính phủ (đầu tư công, giảm lãi suất, các chính sách hỗ trợ thị trường BĐS, …)
Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao có thể giải ngân một số cổ phiếu nhóm VN30, đầu ngành tại các nhịp điều chỉnh vì xu hướng trung dài hạn vẫn là tăng điểm.
Đối với nhà đầu tư đang trong trạng thái thua lỗ và có tỷ trọng cổ phiếu cao thì nên ưu tiên nhiều hơn vào cơ cấu lại danh mục đầu tư, đưa danh mục về mức cân bằng tiền – cổ phiếu vì dự báo thị trường sẽ tiếp tục có những phiên tăng/giảm xen kẽ với biên độ mạnh. Đồng thời, nên ưu tiên hạ hết dư nợ margin và bán những cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, nhất là những cổ phiếu đã tăng giá nhiều giai đoạn trước đó để lấy tiền mua cổ phiếu bluechip đầu ngành.
Dòng tiền sẽ phân hóa mạnh
Ở góc nhìn khác, các chuyên gia cho rằng việc tỉ giá tăng trong biên độ 2%-3% sẽ góp phần kích thích xuất khẩu, phục hồi kinh tế và gia tăng cạnh tranh với các nước trong khu vực. Thực tế, VNĐ vẫn giảm giá ít hơn so với các đồng tiền trong khu vực nếu so sánh tương quan với đồng USD.
Đợt giảm vừa qua đã đưa định giá VN-Index (P/E) xuống xấp xỉ 13,5 lần, thấp hơn 10% so với P/E trung bình 3 năm gần đây. Nếu đặt trong mối tương quan giữa chứng khoán và lãi suất, lãi suất huy động 12 tháng của các ngân hàng thương mại lớn đã trở về tương đương giai đoạn dịch COVID-19, trong khi P/E của thị trường đang thấp hơn nhiều so với mức 16,7 lần hồi trước dịch.
"Về dài hạn, những yếu tố tích cực hỗ trợ chứng khoán vẫn còn, như: nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đã phục hồi từ quý III/2023; nhiều dự án bất động sản đang dần tháo gỡ được các vướng mắc pháp lý, tạo tiền đề cho sự phục hồi của thị trường này.
Hệ thống giao dịch chứng khoán mới (KRX) dự kiến đi vào vận hành vào cuối năm nay sẽ tạo cơ sở để nhiều sản phẩm mới được triển khai, từ đó rút ngắn quá trình nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam. Định giá thị trường hợp lý là cơ hội để tích lũy cổ phiếu với tầm nhìn dài hạn"
Nhiều khả năng dòng tiền trên thị trường sẽ phân hóa mạnh theo kết quả kinh doanh, triển vọng của từng DN. Nghĩa là, nhà đầu tư sẽ ưu tiên quan tâm đến cơ hội của từng cổ phiếu gắn liền với triển vọng hay tiềm năng của DN hơn là diễn biến của các chỉ số chung. "Cần ưu tiên cổ phiếu của DN có triển vọng kết quả kinh doanh khả quan trong quý III và quý IV năm nay.
Quay trở lại với TTCK, mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings.
PGT Holdings, doanh nghiệp kinh doanh đa ngành trong nhiều lĩnh vực với các công ty con trong nước và quốc tế (Myanmar, Nhật Bản). Tuy phát triển đa dạng ngành nghề nhưng hiện tại PGT đang tập trung vào lĩnh vực chủ chốt M&A và cung ứng nguồn lao động. Đây là hai lĩnh vực cần thiết khi các nhà đầu tư nước ngoài đẩy mạnh đầu tư, chuyển dịch nhà máy sản xuất vào Việt Nam.
Trong thời gian tới, bắt nhịp với những thay đổi từ thị trường thế giới và Việt Nam, PGT Holdings có những kế hoạch đang ấp ủ và dự kiến sẽ công bố sớm nhất tới các nhà đầu tư. Vì vậy đầu tư vào PGT Holdings chính là sự đầu tư dài hạn cho ăn nên làm ra.
Khép lại phiên giao dịch ngày 3/10/2023, mã PGT đóng cửa với mức giá 3,300 VNĐ./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024" - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.