Vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 320,6 triệu USD
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 320,6 triệu USD, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó: Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 147,8 triệu USD, chiếm 46,1%; thông tin và truyền thông đạt 109,3 triệu USD, chiếm 34,1% tổng vốn đầu tư; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đạt 15,6 triệu USD, chiếm 4,9%; các ngành còn lại đạt 47,9 triệu USD, chiếm 14,9%.
Xét về đối tác, có 21 quốc gia và vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2023. Dẫn đầu là Canada với 1 dự án đầu tư mới và 1 dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 150,2 triệu USD, chiếm 46,9% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Singapore, Lào, Cuba…
Như vậy, Canada đã vượt lên dẫn đầu trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư của Việt Nam trong nửa đầu năm, thay vì là Singapore. Dự án ở Singapore là dự án của Tập đoàn Masan. Thông qua công ty con, Masan đã mua cổ phần của Công ty Trust IQ Pte.Ltd tại Singapore, với tổng vốn đầu tư 105 triệu USD và có mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo trong bán lẻ và tiêu dùng.
Lũy kế đến 20/6/2023, Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, Việt Nam đã có 1.654 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư Việt Nam gần 22,1 tỷ USD. Trong đó, có 141 dự án của các doanh nghiệp có vốn nhà nước, với tổng vốn đầu tư ra nước ngoài gần 11,67 tỷ USD, chiếm gần 52,8% tổng vốn đầu tư cả nước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài tập trung nhiều nhất vào các ngành khai khoáng (31,6%); nông, lâm nghiệp, thủy sản (15,6%)…
Nam DươngKhi cái lạnh mùa đông tràn về, không ít du khách chọn cách “chạy trốn” rét buốt để tìm đến những miền đất ấm áp, rực rỡ ánh đèn lễ hội.