Vốn hoá thị trường chứng khoán đạt gần 6.300 nghìn tỷ đồng
Theo thông tin về công tác quản lý thị trường tài chính và dịch vụ tài chính của Bộ Tài chính, tính đến 31/7, mức vốn hoá thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM đạt 6.259 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cuối năm 2022, tương đương 65,8% GDP ước tính năm 2022.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, thị trường chứng khoán đã có tăng trưởng tốt. Tính đến ngày 31/7, chỉ số VNIndex đạt 1.222,90 điểm, tăng 9,2% so với cuối tháng trước và tăng 21,4% so với cuối năm 2022.
Chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 239,55 điểm, tăng 5,38% so với cuối tháng trước và tăng 16,7% so với cuối năm 2022. Mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ngày 31/07/2023 đạt 6.259 nghìn tỷ đồng, tăng 19,8% so với cuối năm 2022, tương đương 65,8% GDP ước tính năm 2022.
Đến cuối tháng 7/2023, thị trường có 741 cổ phiếu, CCQ niêm yết trên 2 Sở GDCK và 863 cổ phiếu ĐKGD trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, ĐKGD đạt 2.022 nghìn tỷ đồng, tăng 2% với cuối năm 2022 (tương đương 21,3% GDP).
Về thị trường trái phiếu chính phủ: Tổng khối lượng TPCP phát hành tháng 7/2023 là 23.979 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm 2023 là 203.871 tỷ đồng, tương đương 51% kế hoạch năm 2023 (400.000 tỷ đồng).
Hiện nay thị trường có 455 mã trái phiếu (cả TPDN và TPCP) niêm yết; quy mô giao dịch bình quân tháng 7 đạt 5,2 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 26,3% so với tháng trước; bình quân 7 tháng đạt 5,8 nghìn tỷ đồng/phiên, giảm 24,6% so với bình quân năm 2022.
"Kể từ khi Nghị định số 08/2023/NĐ-CP ngày 05/3/2023 có hiệu lực thi hành đến ngày 21/7/2023, khối lượng TPDN phát hành là 60,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 98,5% khối lượng phát hành kể từ đầu năm 2023. Dư nợ TPDN tại thời điểm 21/7/2023 khoảng 1,03 triệu tỷ đồng, chiếm 10,8% GDP năm 2022, bằng 8,3% tổng dư nợ tín dụng của nền kinh tế", Bộ Tài chính cho biết.
Ngày 19/7, Bộ Tài chính đã khai trương và đưa vào vận hành hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Dự kiến sẽ có hơn 1.600 trái phiếu riêng lẻ của hơn 1.000 doanh nghiệp phát hành sẽ được giao dịch trên hệ thống.
Về thị trường bảo hiểm, tổng tài sản ước đạt 870.002 tỷ đồng (tăng 11,77% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 118.871 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 751.131 tỷ đồng. Đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 727.964 tỷ đồng (tăng 14,19% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 65.557 tỷ đồng; các DNBH nhân thọ ước đạt 662.407 tỷ đồng. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 570.916 tỷ đồng (tăng 15,42% so với cùng kỳ năm trước), trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 33.923 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 536.993 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 181.951 tỷ đồng (tăng 3,61% so với cùng kỳ năm trước). Tổng doanh thu phí bảo hiểm ước đạt 130.138 tỷ đồng (giảm 5,54% so với cùng kỳ năm trước). Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 41.068 tỷ đồng (tăng 23,51% so với cùng kỳ năm trước).
Tính đến hết ngày 31/7/2023, đã tiếp nhận, xử lý 213 kiến nghị, phản ánh qua điện thoại và 479 kiến nghị, phản ánh qua hộp thư điện tử.
Nhật HàTheo số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, thu hút vốn FDI cả năm 2024 đạt gần 38,23 tỷ USD, con số này đưa Việt Nam thuộc nhóm 15 nước đang phát triển thu hút FDI lớn nhất thế giới; đặc biệt vốn FDI thực hiện khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4%, cao nhất từ trước đến nay. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2024 đạt 507 tỷ USD, xếp thứ 32 thế giới, tăng 1 bậc so với năm 2023.