Vốn thể chế + vốn xã hội

Cộng tác viên
07:45 AM 05/07/2020

“Để chuẩn bị cho những thách thức trong tương lai, doanh nghiệp cần hai nguồn vốn: vốn thể chế + vốn xã hội"

    TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI tại “Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID?

    Đó là khẳng định của TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI  tại “Diễn đàn Doanh nghiệp: Lựa chọn nào thời hậu COVID?”. Nhiều chuyên gia cũng khẳng định, chúng ta cần xây dựng chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển doanh nghiệp theo một cách thức mới.

    Việt Nam đã tạm thời kiểm soát thành công dịch COVID-19 và bước vào giai đoạn phát triển nhưng cũng chưa đựng nhiều rủi ro và bất định. "Chính vì vậy, việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế phải đặt trên bối cảnh như vậy”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh. Dù tình hình thế nào cũng giữ vững niềm tin của doanh nghiệp là duy trì lạm phát dưới 4%. Điều này, thể hiện cam kết của Chính phủ với cuộc sống người dân và nhà đầu tư và đó cũng chính là tăng nguồn vốn thể chế mạnh mẽ hơn nữa.

    Đứng ở góc độ doanh nghiệp, đại dịch càng thúc đẩy các nhà đầu tư tương lai trong làn sóng dịch chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á. Ngoài ra, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và khối châu Âu (EVFTA) sẽ có hiệu lực từ 1/8 mang lại tiềm năng cho nền kinh tế Việt Nam so với các nước trong khu vực.

    Chỉ các doanh nghiệp thích nghi tốt cùng với chuỗi cung ứng linh hoạt hay “chịu chi” sẽ là nhóm còn sống sót. Đơn cử, Biti's nhanh chóng thay đổi danh mục sản phẩm để theo kịp xu hướng mới của thị trường, cho ra mắt dòng sản phẩm giày mới với thông điệp cổ vũ cuộc chiến chống đại dịch, trong đó “không ai bị bỏ lại”. Samsung đã phải vận chuyển bằng đường hàng không các linh kiện điện tử từ Trung Quốc sang các nhà máy tại Việt Nam... Đó là nguồn vốn xã hội ngày một dồi dào.

    Chính vì vậy, theo Chủ tịch VCCI, thực tiễn chỉ ra rằng động lực lớn nhất của tăng trưởng là cải cách thể chế, dư địa lớn nhất cũng là cải cách thể chế. “Năm 2016 có làn sóng xóa bỏ điều kiện kinh doanh trong thông tư của bộ ngành. Làn sóng cắt giảm điều kiện kinh doanh thư hai là xóa bỏ 50% điều kiện kinh doanh trong 2018. Năm nay khởi động làn sóng cắt 20% điều kiện kinh doanh để đưa môi trường kinh doanh vào nhóm 4 ASEAN”, ông Lộc nhấn mạnh.

    Để tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch, VCCI đã phối hợp với Deloitte chuẩn bị cẩm nang hướng dẫn doanh nghiệp. “2 tuần nữa cẩm nang này sẽ được công bố. Để doanh nghiệp có thể vượt qua đại dịch thì nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải là các nhà lãnh đạo kiên cường và kiên cường hơn nữa”, Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.

    Ngọc Lam
    Ý kiến của bạn
    Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới Hơn 56% doanh nghiệp Nhật Bản muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam trong 1- 2 năm tới

    Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.