VPBank hỗ trợ tiểu thương số hóa chợ truyền thống
Thay cho hình thức thanh toán bằng tiền mặt, hình ảnh các cửa hàng tạp hóa, chợ truyền thống có dán QR code, khách hàng đưa điện thoại lên quét và chuyển khoản đang ngày càng trở nên quen thuộc.
Chị Hoa, tiểu thương buôn bán tại chợ Phú Lâm (Quận 6, TPHCM) cho biết từ ngày quầy hàng của chị có gắn mã thanh toán bằng QR code, ngày càng ít khách hàng lựa chọn thanh toán bằng tiền mặt.
"Nhiều khi khách đưa thừa tiền mặt, phải tìm tiền trả lại rất mất công. Trong khi thanh toán bằng mã QR chỉ cần đưa điện thoại lên quét là tiền đã qua tài khoản, vừa nhanh vừa tiện lợi cho cả tôi và khách hàng", chị Hoa chia sẻ.
Cách chị Hoa không xa là quầy hàng của chị Lan, chuyên buôn bán quần áo. Chị chia sẻ, từ khi được nhân viên ngân hàng VPBank hỗ trợ lập tài khoản để thanh toán qua QR code, việc kinh doanh của chị dễ dàng hơn hẳn.
“Các khách hàng của tôi thường xuyên dùng QR code để thanh toán rất tiện lợi, đặc biệt là các khách hàng thích sử dụng thẻ. Tôi cũng đã giới thiệu một số bạn bè trong chợ cùng lập tài khoản ngân hàng với mình”, chị Lan cho biết.
Tổ chức các sự kiện ngay tại chợ để hỗ trỗ trợ các tiểu thương tạo tài khoản, QR code, thẻ tín dụng là một trong những chiến lược đang được VPBank tích cực triển khai thời gian qua. Mục tiêu của ngân hàng là giúp các tiểu thương nhanh chóng làm quen với công nghệ, số hóa.
Tiếp cận trực tiếp
Kể từ đại dịch COVID-19 đến nay, việc sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng vượt bậc. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã tăng hơn 51% trong 7 tháng đầu năm 2023.
Trong mục tiêu chuyển đổi số quốc gia, thanh toán không tiền mặt là một chủ trương lớn, được NHNN nhìn nhận là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế.
Trong đó, các tiểu thương, hộ kinh doanh được đặc biệt quan tâm bởi đây là nhóm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Theo số liệu của Nielsen, Việt Nam có khoảng 1,4 triệu cửa hàng tạp hóa và 9.000 chợ truyền thống, chiếm thị phần 75%, tương đương doanh thu 10 tỉ USD/năm. Các kênh bán lẻ truyền thống vẫn đang đáp ứng đến 85% nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Là nhóm đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế, song tiểu thương, hộ kinh doanh cũng là nhóm chậm thích nghi với thay đổi công nghệ, bởi dùng tiền mặt mua bán tại chợ là một phương thức thanh toán truyền thống từ nhiều đời nay.
Nắm bắt được vấn đề, các nhà băng khi triển khai các chương trình cho nhóm khách hàng tiểu thương cũng thay đổi cách tiếp cận. Thay vì những chương trình trực tuyến, ngân hàng chọn cách trực tiếp hơn.
Tại chợ Phú Lâm, VPBank vừa tổ chức sự kiện “Ngày hội số hóa tiểu thương 4.0” ngay tại chợ, có sự tham gia cùng các cơ quan địa phương để hướng dẫn và tạo thói quen cho các chủ sạp tại chợ thực hiện thanh toán không tiền mặt.
Đến nay, các gian hàng trong chợ từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm đều có dán sẵn QR code trước cửa. Người dân chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng là đã có thể dễ dàng “quét” và chuyển khoản cho mọi giao dịch.
“Cách làm của VPBank khi trực tiếp hướng dẫn các tiểu thương tại chợ sử dụng sản phẩm – dịch vụ của ngân hàng rất hay, nên triển khai thêm để nhiều người cùng biết. Tôi cũng đã giới thiệu cho một số bạn bè cũng đang kinh doanh sử dụng dịch vụ của VPBank”, chị Lan chia sẻ.
Lan tỏa sự kiện
Theo đại diện VPBank, việc triển khai các phương thức thanh toán điện tử của ngân hàng hiện không chỉ dừng lại ở các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng… mà nay đã tiếp cận đến với những mô hình buôn bán nhỏ như hàng quán vỉa hè, chợ dân sinh. Qua đó, giúp các tiểu thương và người dân đi chợ tiếp cận với công nghệ thanh toán hiện đại, giảm thiểu các rủi ro khi sử dụng tiền mặt. Hơn nữa, việc quản lý dòng tiền, số hóa sổ sách bán hàng của tiểu thương cũng được tối ưu hiệu quả, chính xác hơn.
Những sự kiện được tổ chức trực tiếp với các tiểu thương chợ Phú Lâm có ý nghĩa thiết thực, góp phần tạo điều kiện cho các tiểu thương tiếp cận với các phương thức giao dịch không tiền mặt vượt trội của VPBank.
“Các tiểu thương sẽ dần xác lập thói quen sử dụng các sản phẩm, dịch vụ, tiện ích hiện đại mà ngân hàng cung cấp trong xu hướng tiêu dùng mới, hỗ trợ tốt hơn trong hoạt động kinh doanh của mình”, đại diện VPBank chia sẻ.
Sau 1 tuần triển khai sự kiện tại chợ Phú Lâm, đã có thêm hàng trăm tài khoản VPBank NEO được mở mới, nhiều tiểu thương quan tâm đến sản phẩm thẻ tín dụng và mong muốn được hỗ trợ, tư vấn. VPBank sẽ tiếp tục triển khai thêm sự kiện tại các chợ khác như chợ Hòa Bình, chợ Kim Biên và các tuyến phố xung quanh.
Các tiểu thương nhanh chóng thích nghi với các sản phẩm công nghệ mới còn đến từ sự thân thiện của ứng dụng VPBank NEO - ứng dụng Ngân hàng số toàn năng. Kể từ khi được VPBank cho ra mắt, VPBank NEO đã luôn đi đầu trong việc đem tới cho khách hàng đầy đủ các hình thức thanh toán không tiền mặt cùng với rất nhiều các ưu đãi, miễn phí khác.
Có thể kể đến như miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng, miễn phí rút tiền tại tất cả các cây ATM; miễn phí mở tài khoản số đẹp và tặng voucher lên đến 200 nghìn đồng cho KH mới mở TK; tặng QR code Tài khoản và tặng thêm 500 nghìn đồng cho chủ hộ kinh doanh có dùng QR code; ưu đãi mở máy POS (máy cà thẻ) với mức phí tốt nhất thị trường, chỉ từ 1,2%...
Ngọc MỹCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.