Vũ khí chống dịch
Ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cũng là một biện pháp phòng chống dịch bệnh hiệu quả.
Không có gì bằng cơm với cá Không có gì bằng má với con
Cơ sở cho lời khuyên từ cổ nhân về tầm quan trọng của cá trong bữa ăn hàng ngày, đó chẳng phải vì cá là một trong những thức ăn đầu tiên xuất hiện trong “thực đơn” của loài người hay sao? Cùng với quá trình tiến hóa và phát triển qua nhiều giai đoạn trong lịch sử, dinh dưỡng từ cá đã luôn phát huy vai trò quan trọng trong chế độ dinh dưỡng của loài người từ xa xưa cho đến ngày nay.
Tính hiệu quả trong việc chữa bệnh không dùng thuốc qua món ăn từ cá là những mẹo dân gian mà ông bà ta đã truyền lại bao đời. Vì cá là thực phẩm không chỉ góp phần phong phú bữa ăn mà còn chứa nguồn đạm và dưỡng chất tự nhiên dồi dào giúp cho cơ thể luôn duy trì một thể trạng tốt nhất.
Mỡ cá rất tốt cho sức khỏe.
Dầu ăn cao cấp 100% làm từ cá da trơn mang thương hiệu Ranee là sản phẩm “hậu duệ” kế thừa từ kiến thức xưa và sự phát triển của khoa học-công nghệ ngày nay. Nhanh chóng đạt được niềm tin tuyệt đối từ người tiêu dùng, Ranee đã thành công khi được đưa vào nơi góc bếp bà nội trợ một sản phẩm vừa mang nét truyền thống, vừa mang tính hiện đại.
Là sản phẩm giao thoa giữa xưa và nay, món “vũ khí bí mật” này song hành cùng mọi người chống dịch COVID-19 bằng việc gia tăng hệ miễn dịch cho cơ thể bằng những dưỡng chất tự nhiên có trong loài cá đặc trưng của vùng châu thổ vùng ĐBSCL như axít béo Omega 3 - 6 - 9, DHA/EPA và vitamin A, E.
Dầu ăn cao cấp Ranee kế thừa tinh hoa xưa và nay.
Những gì hôm nay mà người tiêu dùng trong nước, cũng như thế giới, phải đối mặt là tâm trạng lo sợ, hoảng loạn luôn bủa vây vì nCoV có thể “tìm đến tận nhà”. Stress sẽ là một vấn đề sẽ không thể tránh khỏi nếu như tình hình dịch bệnh cứ tiếp tục “tung hoành ngang dọc”.
Nguy cơ mắc bệnh khi ra đường, nguy cơ mất việc khi có trường hợp nhiễm nCoV trong địa phương,…sẽ là những tác nhân trực tiếp ảnh hưởng đến tâm lý và hành động của mọi người. Vào lúc này đây, một “liều thuốc định thần” nên được bổ sung, thông qua sử dụng dầu ăn từ cá, vào món ăn hàng ngày sẽ góp phần giảm các chứng lo âu, căng thẳng triền miên vì dịch bệnh.
Khi hàng quán phải đóng cửa, các địa điểm ăn chơi phải tạm dừng mọi hoạt động,...những việc mà trước đây đều chưa có tiền lệ, thì sợ hãi luôn là bản năng đầu tiên xuất hiện nơi tâm lý con người. Tích trữ, dự trữ lương thực, thực phẩm thiết yếu là những hành động của người dân trong nhiều ngày nay nhằm trấn an nỗi sợ nCoV.
“Nhưng khi người dân đi mua sắm do hoảng loạn (panic buying), họ khó mà bình tâm và dễ dàng bỏ qua những thông tin quan trọng” - nhà báo người Anh Charlotte Powell nhận định.
Hiện nay COVID-19 chưa có thuốc đặc trị, nên phần lớn người nhiễm virus khỏi bệnh chủ yếu nhờ vào hệ miễn dịch của bản thân. Chính vì thế mà tăng cường dinh dưỡng, xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh nên là những thông tin quan trọng mà người tiêu dùng cần đặt lên hàng đầu khi lựa chọn thực phẩm cho mình.
"Con người sống giữa đất trời, cũng giống như con ngựa chạy qua vạch ngăn cách mỏng manh, chớp mắt một cái đã xong rồi” - Trang Tử. Tương lai vẫn tiếp diễn dù nó có tồi tệ đến cỡ nào, những con số rồi sẽ được thống kê cũng như những trận đại dịch trước.
Vậy hiện tại, sự lựa chọn của bạn sẽ là gì? Tiếp tục hoảng loạn hay cố gắng tăng cường sức khỏe? Ngày đen tối nhất rồi cũng qua nếu như bạn lạc quan về ngày mai. Lựa chọn cho mình lối sống khỏe mạnh cùng với tinh thần tích cực chính là những công cụ tốt nhất để chống dịch.
Sự tiến bộ của nền văn minh luôn song hành cùng những căn bệnh mới phát triển từ những căn bệnh cơ bản, có thể lấy ví dụ rằng dịch Covid-19 ngày nay là sự phát triển, biến thể từ căn bệnh viêm phổi trong quá khứ. Vì vậy mà lời khuyên hay kinh nghiệm trị bệnh bằng những phương pháp, mẹo dân gian của ông cha ta ngày xưa nay lại trở thành tiền đề, cơ sở cho quá trình phát triển những sản phẩm điều trị các căn bệnh hiện đại.
Trong báo cáo cập nhật kinh tế về Việt Nam công bố ngày 12/12, Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh 6,7% vào năm 2025.