Vừa học vừa làm thêm dịp cuối năm: Nhiều sinh viên nỗ lực kiếm tiền về quê ăn Tết
Năm 2023 đang dần đi qua, không khí giáng sinh, năm mới càng gần, nỗi lo “cơm áo gạo tiền” để trang trải cuộc sống và về quê đón Tết càng đè nặng lên đôi vai những sinh viên khó khăn.
Lo lắng, tất bật cuối năm
Từ giữa tháng 11, ban ngày đi học tại trường, chiều tối Tường Vy (năm 3, Đại học Văn Lang) vội vàng đến một siêu thị tại quận Phú Nhuận để vào ca làm thêm.
"Công việc của em là sắp xếp hàng hóa cho gọn gàng, khoa học. Vì còn phải đi học nên em chỉ làm ca 4 tiếng, mỗi tháng được 4,2 triệu đồng cộng thêm phụ cấp, 1 tuần nghỉ 1 ngày tự chọn", Vy kể.
Theo Vy, nỗi sợ nhất khi làm tại siêu thị là phải đứng liên tục, "không được phép ngồi kể cả khi không làm gì" Vy cho biết thêm: "Việc đứng liên tục khiến em khá mệt mỏi vì không quen. Những lúc như vậy, em thường kiếm việc gì đó để làm và giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng chai Trà Xanh Không Độ để giải nhiệt, tiếp thêm tinh thần làm việc".
Nếu như Vy phải đứng suốt ca thì ngược lại, Huyền Trân (đại học Văn Hóa, quê Quảng Trị) ngồi cả buổi tối khi cô làm thêm nghề ghép hoa lụa để phục vụ nhu cầu trang trí dịp Tết. Mỗi giờ Trân được trả công 40 ngàn đồng, trung bình 1 buổi làm việc kéo dài 4 tiếng, mỗi tháng nữ sinh viên làm được khoảng 5 triệu đồng.
"Công việc không khó, không áp lực nhưng cần phải chăm chỉ, tỷ mỉ và sáng tạo. Việc ngồi lâu một chỗ khiến người ê ẩm, mệt mỏi nhưng em cũng phải cố gắng để có thêm chi phí trang trải cho việc học và cuộc sống mỗi ngày. Tết sắp tới về quê còn mua chút quà biếu ba mẹ do vậy có ê ẩm người thì cũng ráng và tranh thủ giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng Trà Xanh Không Độ để làm việc", Huyền Trân cho biết.
Tại một trung tâm thương mại, Trương Đăng Thư (sinh viên Trường Đại học Văn Lang) được nhận vào làm nhân viên trực quầy bắp nước của rạp chiếu phim từ đầu tháng 10. Công việc của cô là phục vụ khách mua đồ ăn, thức uống, giữ vệ sinh khu quầy bán hàng.
"Em làm ca 6 tiếng, từ 4 giờ chiều đến 10 giờ đêm, mỗi ngày được 200 ngàn đồng", Thư nói. "Công việc phải đứng liên tục, hết bán hàng lại dọn dẹp vệ sinh nên khá căng thẳng, mệt mỏi, tê chân. Tuy nhiên em cũng phải ráng vì mục tiêu về quê ăn Tết cùng bố mẹ. Có mệt mỏi thì giải tỏa căng thẳng bằng chai Trà Xanh Không Độ để tiếp tục làm việc", Thư kể.
Phấn đấu để kiếm tiền trang trải cuộc sống, lo cho gia đình là tâm lý của rất nhiều sinh viên như Vy, Huyền Trân hay Thư. Với họ, nỗi lo lắng cho một mùa xuân ấm áp bên gia đình, hay lo xa cho một kì học mới, cho cuộc sống xa nhà dường như không bao giờ ngơi nghỉ.
Giải tỏa căng thẳng, mong mỏi ngày về quê ăn Tết
Càng về những ngày cuối năm, lượng hàng hóa đổ về cửa hàng càng nhiều, khách mua cũng đông hơn khiến Vy cùng đồng nghiệp không ngơi tay ngơi chân, liên tục phục vụ khách hàng.
"Không chỉ mệt mỏi vì làm việc liên tục mà em cảm thấy khá căng thẳng khi siêu thị đã triển khai chương trình bán hàng Tết. Tới trường lại nghe các bạn lại rôm rả về dự tính ngày Tết khiến em rất bồn chồn nhưng cũng chỉ biết giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi bằng chai Trà Xanh Không Độ và ráng cày tiếp để có tiền trang trải cuộc sống và dành dụm để Tết mua thùng trà, gói bánh về biếu ba mẹ. Dù ít nhưng vẫn vui vì đó là thành quả lao động của mình", Vy tâm sự.
Với Huyền Trân, nữ sinh cho biết những năm trước cô thường tranh thủ làm tới cận Tết mới về. Gọi video về nhà, nghe ba mẹ nói: "Quanh năm có ba ngày Tết, về nhà đi con, có mắm ăn mắm, có muối ăn muối", không biết bao lần cô sinh viên như muốn bật khóc khi nghe mẹ nghẹn ngào, thủ thỉ trong điện thoại như vậy.
"Ba mẹ ở nhà làm quần quật ngoài ruộng cũng chỉ được mấy chục ngàn đồng. Em đỡ được phần nào thì hay phần ấy, nên nhiều khi có vất vả, làm việc mệt mỏi thì cũng chấp nhận, uống thêm chai Trà Xanh Không Độ để giải nhiệt cuộc sống những ngày cuối năm nay để nỗ lực tiếp", Trân tâm sự.
Khác với mọi năm, năm nay Huyền Trân bắt đầu đi làm thêm từ rất sớm để dành dụm tiền về quê. "Cứ nghĩ tới cảnh Tết về tới nhà thì bây giờ dù có căng thẳng mệt mỏi cỡ nào em cũng vui vẻ chấp nhận hết", vừa uống chai Trà Xanh Không Độ, Trân vừa tươi cười nói thêm.
Từ cuối tháng 11, để tiện cho việc đi làm và đi học, Duy (năm 2, trường đại học Hồng Bàng) chuyển hẳn từ TP.Thủ Đức vào quận Bình Thạnh ở ghép cùng người em họ. Duy nhận phụ chạy việc tại cửa hàng bán đồ trang trí giáng sinh, Tết cho một gia đình người quen cùng quê.
Vào cuối tuần, khi cửa hàng có thêm người phụ việc, Duy lại xin anh chị chủ cho nghỉ để chạy thêm việc phục vụ tiệc tại gia cho dịch vụ nấu ăn mà anh quen biết. "2 ngày cuối tuần đi chạy bàn, em có thể kiếm được số tiền bằng cả tuần làm tại cửa hàng", Duy tiết lộ.
Vừa lo ôn bài cho kỳ thi cuối năm, vừa miệt mài chạy sô kiếm thêm khiến Duy không tránh khỏi tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. "Em tranh thủ học bài vào ban đêm, những lúc căng thẳng, mệt mỏi thì giải nhiệt cuộc sống bằng chai Trà Xanh Không Độ để cày tiếp. Em còn trẻ, còn khỏe nên phải chịu khó mới mong có đủ tiền đóng học phí cho học kỳ tiếp theo. Hơn nữa, chỉ cần nghĩ sắp được về quê ăn Tết là em lại có thêm động lực để cố gắng hơn", nam sinh bày tỏ.
Sau một năm khó khăn, Tết đến là cơ hội để hàng ngàn sinh viên tranh thủ thời gian làm thêm, kiếm tiền trang trải cho cuộc sống cá nhân và phụ giúp gia đình để mong có một cái Tết ấm áp hơn. Dù có căng thẳng, mệt mỏi vì vừa học, vừa làm vừa lo lắng cho mùa thi sắp tới nhưng với nhiều bạn trẻ, họ vui vẻ chấp nhận và nỗ lực hơn để mong chờ đoàn viên ngày Tết cùng gia đình.
PVĐà Nẵng, Phú Quốc dẫn đầu top điểm đến được ưa chuộng dịp Tết Ất Tỵ 2025 với nhiều trải nghiệm đặc sắc thuyết phục du khách chọn “ăn tết” xa nhà hoặc tận hưởng năm mới theo cách riêng.