Vùng áp thấp trên biển Đông khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
Hình thành trên khu vực Bắc biển Đông và hoạt động với cường độ ổn định. Khả năng vùng áp thấp sẽ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới trong thời gian tới.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia chio biết, hồi 7 giờ 8/8, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 16,0-17,0 độ Vĩ Bắc; 111,0-112,0 độ Kinh Đông, trên khu vưc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam).
Dự báo trong 24 giờ tới, vùng áp thấp di chuyển theo hướng Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 5km và có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới (ATNĐ). Đến 7 giờ ngày 9/8, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 17,2 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ kinh Đông, ngay trên khu vực phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần ATNĐ mạnh cấp 6 (từ 39-49km/giờ), giật cấp 8.
Vùng nguy hiểm có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 trên biển Đông trong 24 giờ tới nằm trong khoảng: Từ vĩ tuyến 15,5 đến 18,5 độ Vĩ Bắc; từ kinh tuyến 110,0 đến 112,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió giật mạnh và sóng lớn.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp, sau có khả năng mạnh lên thành ATNĐ, nên vùng biển phía Tây khu vực Bắc biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa) có gió xoáy mạnh cấp 5. Sau tăng lên cấp 6, giật cấp 8, sóng biển cao từ 2-4m, biển động.
Vùng biển tỉnh Bình Định đến Cà Mau, khu vực Giữa và Nam biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa (Việt Nam) có gió Tây Nam mạnh cấp 5, có lúc cấp 6. Giật cấp 8, biển động, sóng biển cao từ 2-4m.
Ngoài ra, trên biển Đông bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phía Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển tỉnh Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông trên diện rộng. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh. Độ rủi ro thiên tai đạt mức cấp 2.
Hải MinhXu hướng tăng lãi suất tiết kiệm tiếp tục lan rộng trong tháng 11 khi nhiều ngân hàng đẩy mạnh cạnh tranh, áp dụng mức lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, đặc biệt dành cho các khoản tiền gửi dài hạn.