Vườn Địa Đàng Huế - nơi làm Lễ Trà Tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, biểu tượng cho sự an lạc vĩnh hằng có phong thuỷ đặc biệt ra sao?

Xã hội
07:01 AM 24/01/2022

Theo di huấn, Thiền sư Thích Nhất Hạnh khước từ bảo tháp, sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới.

Sau những năm tháng an dưỡng tại Tổ đình Từ Hiếu, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế, vào lúc 0 giờ 0 phút ngày 22.01 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), Thiền sư pháp hiệu trước Nhất sau Hạnh, Niên Trưởng Trụ trì Tổ đình Từ Hiếu đã thâu thần thị tịch tại Tổ đình Từ Hiếu, trụ thế 96 năm.

Theo thông báo của Đạo tràng Mai Thôn: "Sau Lễ Trà Tỳ, Xá Lợi sẽ được an vị tại Tổ Đình Từ Hiếu và các trung tâm khác của Làng Mai khắp nơi trên thế giới mà không cần phải xây tháp".

Vườn Địa Đàng Huế - nơi làm Lễ Trà Tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, biểu tượng cho sự an lạc vĩnh hằng có phong thuỷ đặc biệt ra sao? - Ảnh 1.

Sẽ tổ chức Lễ Trà Tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh theo đúng di huấn của Ngài.

Đúng với di huấn của Ngài, thời gian và địa điểm tổ chức Lễ Trà Tỳ (hỏa táng) của Thiền sư Thích Nhất Hạnh vào lúc 7h ngày 29/1 tại Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế (Nguyệt Biều, Thuỷ Bằng, TP Huế).

Chiều 23/1, nhiều tăng ni Phật tử đến Tổ đình Từ Hiếu (phường Thủy Xuân, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) viếng Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Sáng cùng ngày, hàng ngàn tăng ni Phật tử cũng đã đến Tổ đình Từ Hiếu để dự Lễ Nhập Kim Quan Thiền sư.

Trước đó, ngày 22/1, Đạo Tràng Mai Thôn đã phát đi thông báo di huấn của Thiền sư.

Theo thông báo của Đạo tràng Mai Thôn, quý Thầy tại Tổ Đình Từ Hiếu và Tăng Thân Làng Mai sẽ sắp xếp tang lễ theo nghi thức tâm tang và kính xin chư Tôn Đức đồng hộ niệm cho các buổi Lễ Nhập Kim Quan và Lễ Trà Tỳ.

8h ngày 23/1/2022 Lễ Nhập Kim Quan. 7h ngày 29/1/2022 Lễ Trà Tỳ.

Tang lễ sẽ kéo dài trong 7 ngày theo hình thức của một khóa tu im lặng.

Tâm linh, phong thủy ở làm Lễ Trà Tỳ của Thin sư Thích Nht Hnh

Vườn Địa Đàng Huế - nơi làm Lễ Trà Tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, biểu tượng cho sự an lạc vĩnh hằng có phong thuỷ đặc biệt ra sao? - Ảnh 2.

Ảnh: Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế.

Được kiến tạo trên vùng đất sơn thuỷ hữu tình phía Tây Nam Thành phố Huế, Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng có tổng diện tích 26ha, trong đó 5ha thuộc phường Thuỷ Dương, 21ha thuộc xã Thuỷ Bằng, TP. Huế. Đây là công trình thứ hai của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Nhật Tiến, được khởi công xây dựng từ 4/2018 theo quyết định số 1377/QĐ - UBND ngày 22/6/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế giai đoạn 1 đáp ứng mọi nhu cầu địa táng, cải táng, lưu giữ tro cốt, thăm viếng, tưởng niệm,... của người dân Thừa Thiên Huế và các khu vực lân cận.

Đây là khu vực phát triển về du lịch tâm linh, nơi có hệ thống di sản lăng tẩm của các triều Nguyễn như: Trung tâm Du lịch tâm linh Phật giáo Quán Thế Âm (chùa Phật đứng), Lăng Khải Định, Lăng Minh Mạng, Lăng Gia Long… Đặc biệt, với Thiền viện Trúc Lâm được xây dựng trong công viên, vong linh được nghe kinh kệ chuông sớm, chuông chiều, sẽ có chỗ nương tựa, dễ "siêu thoát" hơn.

Tất cả các yếu tố như địa thế, dấu tích văn hóa, phong thủy đều đảm bảo cho người đã khuất sự an lạc vĩnh hằng, con cháu thịnh vượng.

Vườn Địa Đàng Huế - nơi làm Lễ Trà Tỳ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, biểu tượng cho sự an lạc vĩnh hằng có phong thuỷ đặc biệt ra sao? - Ảnh 3.

Ảnh: Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế.

Không chỉ có ưu thế đặc biệt về mặt tâm linh phong thuỷ, nơi đây còn là mô hình tối ưu hóa tất cả các công nghệ tiên tiến nhất mọi lĩnh vực: quy hoạch, cảnh quan, môi trường, hạ tầng, kiến trúc…

Dành đến gần 60% diện tích cho cảnh quan, cây xanh mặt nước và công trình phụ trợ như Tượng Phật A Di Đà, Thiền Viện Trúc Lâm, Vườn Hiếu Thuận, Vườn Chuyển Pháp Luân, Sân Lễ Công Giáo, Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế vừa là một nghĩa trang đa tôn giáo - nơi an nghỉ đẳng cấp hàng đầu tỉnh Thừa Thiên Huế, vừa là một công trình văn hoá đặc sắc để tham quan, chiêm bái, tưởng niệm, phù hợp với tín ngưỡng và văn hoá Huế.

Trước đó, vào ngày 11/11/2019, Công Viên Vĩnh Hằng Vườn Địa Đàng Huế còn là nơi tổ chức lễ Hỏa táng nhục thân của Đại lão hòa thượng Thích Trí Quang cùng với sự tham dự của hàng ngàn tín đồ Phật tử trên khắp cả nước.

"Sư Ông Làng Mai" Thiền sư Thích Nhất Hạnh (sinh năm 1926) tại huyện Quảng Điền, tỉnh TT-Huế. Ông xuất gia vào năm 16 tuổi ở chùa Từ Hiếu (nay thuộc phường Thủy Xuân, TP Huế), thọ giáo với Hòa thượng Thanh Quý.

Sư Ông Làng Mai là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình. Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.

Minh Nguyệt
Ý kiến của bạn
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam phấn đấu đạt 6 tỷ USD

Dự kiến kim ngạch xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024 đạt khoảng 2 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nỗ lực khắc phục được những hạn chế, năm 2025, Việt Nam có thể tăng kim ngạch xuất khẩu ngành hàng này lên mức 4 tỷ USD và đạt 6 tỷ USD vào năm 2030.