WHO, UNICEF cảnh báo tình trạng thiếu vaccine chưa từng có ở Libya
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gióng lên hồi chuông báo động về sự thiếu hụt vaccine ở Libya, khiến tính mạng nhiều trẻ em gặp nguy hiểm.
Theo các cơ quan của Liên Hợp Quốc, trong 7 tháng qua, tình trạng thiếu vaccine chưa từng có đã làm gián đoạn lịch tiêm chủng của trẻ em và khiến chúng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong.
"Đã có sự sụt giảm đáng báo động về số lượng trẻ em được tiêm vaccine trên toàn cầu. Tại Libya, sự sụt giảm này là kết quả trực tiếp của đại dịch COVID-19, dẫn đến việc đóng cửa các biên giới quốc tế, hạn chế di chuyển và trì hoãn mua sắm, phân phối vaccine", thông cáo báo chí của UNICEF và WHO.
Hai cơ quan này cho biết thêm, nhiều trung tâm tiêm chủng trong nước cũng đã buộc phải đóng cửa do thiếu phương tiện bảo vệ cá nhân cho nhân viên y tế.
Một cuộc đánh giá được thực hiện trên 200 trong số 700 điểm tiêm chủng của Libya cho thấy tất cả 200 địa điểm đều có kho vaccine BCG và số lượng vaccine hexavalent cực kỳ hạn chế.
Đánh giá cũng cho thấy vaccine bại liệt và sởi dự kiến sẽ hết vào cuối năm nay. Nếu không có vaccine, một số bệnh sẽ có khả năng lây lan nhanh chóng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở Libya đã bị cản trở bởi cuộc xung đột bùng phát ở nước này kể từ sau vụ lật đổ Muammar Gaddafi năm 2011. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn trong năm nay khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Số ca nhiễm COVID-19 ở Libya là 65.440 ca- con số cao thứ 6 ở châu Phi.
Đại diện đặc biệt của UNICEF tại Libya AbdulKadir Musse kêu gọi rằng để đối phó với đại dịch COVID-19, không nên từ bỏ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe quan trọng như tiêm phòng các bệnh đe dọa tính mạng khác.
Ông nói: “Vaccine rất quan trọng, và không đứa trẻ nào được an toàn cho đến khi mọi đứa trẻ đều an toàn".
Dự kiến từ đầu năm 2025, ngành thuế sẽ nâng cấp ứng dụng hỗ trợ cá nhân kê khai thuế điện tử, tự động hỗ trợ toàn bộ việc quyết toán thuế, hoàn thuế thu nhập cá nhân cho người nộp thuế.