World Bank viện trợ không hoàn lại 2,75 triệu USD giúp Việt Nam ứng phó với Covid-19

Đầu tư và Tiếp thị
06:44 PM 25/08/2021

Trong thông cáo báo chí số 2022/010/EAP, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội vừa ký kết hiệp định vào ngày 25/08 về việc viện trợ không hoàn lại trị giá 2,75 triệu USD từ Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản.

Số tiền trên được sử dụng hỗ trợ dự án “Tăng cường năng lực sẵn sàng ứng phó với đại dịch tại tuyến cơ sở tại Việt Nam”. Mục đích của dự án lần này nhằm tăng cường năng lực sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh Covid-19 và các tình huống y tế khẩn cấp khác trong cộng đồng

Ông Rahul Kitchlu, Quyền Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Hệ thống y tế cơ sở là lực lượng đóng vai trò quan trọng trong tuyến đầu chống dịch. Đại dịch Covid-19 hiện nay cho thấy một số khó khăn của hệ thống này và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cho tuyến cơ sở. Bởi lẽ hệ thống ứng phó Covid-19 của một quốc gia cần đảm bảo hiệu quả ở tất cả các cấp”.

Dự án tập trung vào 3 tỉnh Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, và Long An. Theo World Bank ước tính, 270.000 người sẽ được hưởng lợi trong các hoạt đồng của dự án lần này, trong đó có ít nhất 3.500 người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương. 

Với số tiền tài trợ trên, dự án sẽ kéo dài trong 3 năm (đến tháng 12/2024) với 2 mục tiêu chính của dự án bao gồm:

Nâng cao năng lực phòng chống Covid-19 tại tuyến cơ sở: Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, dự án cũng tăng cường năng lực của các trạm y tế xã bằng việc cung cấp các thiết bị y tế và các kỹ năng cần thiết. 

Thông qua đó, các nhân viên y tế tại các địa phương có thể sớm phát hiện các trường hợp bệnh nghi ngờ, điều tra dịch tễ tốt hơn đồng thời giảm thiểu tình trạng lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Ngoài ra, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yêu cũng được đảm bảo duy trì trong thời kỳ dịch bệnh. 

Đẩy mạnh công tác truyền thông nguy cơ: Việc này giúp nâng cao nhận thức và thúc đẩy thay đổi hành vi bền vững trong công tác chuẩn bị và ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp 

Thông tin khoa học và thực tiễn về các phương thức lây truyền Covid-19, dấu hiệu và triệu chứng nghi ngờ sẽ được nhấn mạnh trong các công tác truyền thông nguy cơ. 

Ngoài ra, biện pháp phòng ngừa sẽ được phổ biến cho các nhân viên y tế và toàn thể cộng đồng. Một số hành vi được kỳ vọng bao gồm đeo khẩu trang và rửa tay đúng cách kết hợp với vệ sinh môi trường.

Điểm mới trong dự án lần này còn nằm ở việc giải quyết nhu cầu của các nhóm dễ bị tổn thương nhất trong đại dịch. Theo thông tin của dự án, nhóm dễ bị tổn thương gồm: người cao tuổi ở thành thị, người dân tộc thiểu số, lao động phi chính thức, người nhiễm HIV/AIDS, người sử dụng ma túy và gái mại dâm.

Bằng việc sử dụng mạng lưới tình nguyện viên rộng rãi, dự án muốn tiếp cận ít nhất 3.500 người thuộc các nhóm này. Các hoạt động bao gồm cung cấp cho những người tiếp cận thông tin về các biện pháp phát hiện và phòng ngừa Covid-19, hỗ trợ tâm lý cũng như vật chất bao gồm thực phẩm, thuốc men và thiết bị bảo hộ.

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội, cơ quan thực hiện dự án, là một tổ chức phi chính phủ của Việt Nam với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu, vận động chính sách, đào tạo và can thiệp trong lĩnh vực y tế công cộng, giới và phát triển cộng đồng. 

Quỹ Phát triển Xã hội Nhật Bản, sáng kiến hợp tác giữa Chính phủ Nhật Bản và World Bank, cung cấp tài chính để hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng và xóa đói giảm nghèo nhằm tăng cường năng lực cho các nhóm nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất mà các chương trình khác chưa tiếp cận được, đồng thời giúp cải thiện đời sống thông qua trợ cấp trực tiếp.

Đặng Sơn
Ý kiến của bạn
VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên VSMCamp & CSMOSummit 2024 khởi động với gần 40 bài tham luận trong ngày đầu tiên

Đại hội Sales và Marketing toàn quốc (VSMCamp) và Hội nghị cấp cao các Giám đốc Sales và Marketing (CSMOSummit) mùa thứ 8 đã trở lại trong hai ngày 22-23/11/2024, tại trường Đại học VinUni, Hà Nội, với chủ đề “FORWARD+ Chiến lược sales và marketing trong kỷ nguyên phát triển bền vững”. Trong ngày đầu tiên của chuỗi sự kiện, hơn 60 diễn giả, chuyên gia; các cơ quan truyền thông, báo chí; những người hoạt động và có mối quan tâm tới lĩnh vực sales & marketing cùng sinh viên các trường Đại học đã hội tụ tại sự kiện sales và marketing lớn nhất năm.