World Bank: Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có tiềm năng GDP đạt tới 8%
Theo báo cáo mới đây của World Bank (WB), Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn, nằm trong số các quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao với tiềm năng khoảng 8%.
Trong Báo cáo Cập nhật kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương với tiêu đề "Nền tảng Vững chắc cho Tăng trưởng" được công bố ngày 1/4, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 là 5,5% và trong năm 2025 là 6%. Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Dự báo về mức tăng trưởng khoảng 5,5%-6% cho Việt Nam là dựa trên các yếu tố như tiềm năng phục hồi thương mại toàn cầu và khả năng phục hồi kinh tế của chính Việt Nam. Bên cạnh đó, khu vực bất động sản là vấn đề quan ngại và có sự bất định về chính sách hay vẫn chưa có những cải cách cần thiết, cấp bách như trong lĩnh vực dịch vụ, cải thiện đầu tư, thực hiện đầu tư công, phối kết hợp giữa các địa phương.
Ba yếu tố chính hỗ trợ cho sự phục hồi của kinh tế Việt Nam gồm: Nhu cầu bên ngoài đối với hàng xuất khẩu Việt Nam dần phục hồi; nỗ lực thúc đẩy giải ngân đầu tư công, với con số tăng đáng kể so với năm ngoái; động lực từ tiêu dùng tư nhân, tăng trưởng ổn định ở mức khoảng 7,5% kể từ tháng 8.
“Việt Nam cần tiếp tục gia hạn thêm các chính sách hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa, bằng cách đẩy nhanh tiến độ đầu tư cơ sở hạ tầng và dự án đầu tư công, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và dài hạn", báo cáo nêu rõ.
Mức tăng trưởng GDP được dự báo này được đánh giá tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Tuy nhiên, Việt Nam vốn là nước có tiềm năng lớn, được xếp vào nhóm các nước có tốc độ tăng trưởng GDP cao lên tới 8%. Do đó, dự báo GDP năm 2024 đạt 5,5%-6% chưa tương xứng với tiềm năng của một nước như Việt Nam.
Báo cáo của WB cũng chỉ ra rằng các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đang tăng trưởng nhanh hơn so với phần còn lại của thế giới nhưng chậm hơn so với trước đại dịch. Trong khi thương mại toàn cầu phục hồi và các điều kiện tài chính nới lỏng sẽ hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực, thì chủ nghĩa bảo hộ ngày càng gia tăng và sự bất ổn về chính sách sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng.
Theo báo cáo, tăng trưởng khu vực được dự đoán sẽ giảm xuống còn 4,5% vào năm 2024 từ mức 5,1% của năm ngoái. Do đó, các quốc gia trong khu vực có thể duy trì đà tăng trưởng bằng cách đẩy nhanh việc mở cửa nhiều hoạt động hơn cho đầu tư khu vực tư nhân, giải quyết các thách thức trong lĩnh vực tài chính và tăng năng suất.
Ngoài ra, chính sách mạnh mẽ như giải phóng sức cạnh tranh, cải thiện cơ sở hạ tầng và cải cách giáo dục có thể đem lại sức sống mới cho nền kinh tế khu vực.
Minh An (t/h)Ngày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".