Xã Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn (Nghệ An): Điểm sáng mô hình phát triển kinh tế địa phương
Nhờ những những quyết định đúng đắn, phù hợp, bám sát tình hình thực tế, đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ trung ương và địa phương, xã Nghĩa Hưng đã trở thành điểm sáng cho mô hình phát triển kinh tế địa phương.
Xã Nghĩa Hưng cách xa trung tâm huyện Nghĩa Đàn 28 km, là xã thuần nông, có 90% hộ dân sản xuất nông nghiệp. Với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp làm mấu chốt, những năm gần đây, đời sống của nhân dân xã Nghĩa Hưng ngày càng được nâng lên, kinh tế phát triển ổn định.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, địa phương đã áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, góp phần đưa năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng ngày càng nâng cao, gắn liền với vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm.
Nhờ sự nỗ lực trong việc tổ chức sản xuất, tổng sản lượng lương thực đạt yêu cầu so với kế hoạch đề ra (746,5 tấn), nhất là cây lúa vụ mùa cho năng suất cao. Trồng trọt và chăn nuôi có bước phát triển khá, xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình hiệu quả như: chăn nuôi bò, chăn nuôi lợn, chăn nuôi gà, trồng bưởi da xanh, trông ổi, trồng mít...
Ông Đinh Thế Hiển – Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết: "Để có những bước tiến lớn trong phát triển kinh tế địa phương, toàn dân xã Nghĩa Hưng đã có sự quyết tâm chính trị cao, đồng sức, đồng lòng thực hiện tích cực đường lối chủ trương của đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương và đẩy mạnh cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh''.
Theo ông Hiển, những năm qua, trên địa bàn xã đã xuất hiện nhiều gương nông dân làm kinh tế giỏi, vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương. Tiêu biểu như gia đình ông Trần Xuân Sơn, ở xóm Nghĩa Nhân, xã Nghĩa Hưng với mô hình trang trại nuôi gà đẻ lấy trứng với quy mô 11.000 con gà mái đẻ, trung bình mỗi ngày cung cấp ra thị trường từ 8.000 đến 9.000 quả trứng với giá bán từ 1.300 đồng đến 1.600 đồng/trứng. Trang trại của ông Sơn đã tạo việc làm thường xuyên cho 3 lao động ở địa phương, ngoài ra còn là nguồn cung cấp phân bón hữu cơ vi sinh cho bà con nông dân quanh vùng.
Là một người nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó, với sự quyết tâm, ham học hỏi, ông Sơn đã phấn đấu đi lên từ hai bàn tay trắng để trở thành một gương mặt tiêu biểu, được nhận bằng khen "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi giai đoạn 2016-2020" của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An trao tặng.
Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, các lĩnh vực khác như giáo dục - đào tạo, văn hóa - xã hội, y tế, an ninh - quốc phòng cũng được chính quyền xã quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Đơn cứ như lĩnh vực y tế, 9 tháng năm 2020, y tế xã đã khám cho 2.632 lượt bệnh nhân, tuyên truyền hướng dẫn người dân phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã.
Từ những kết quả đã đạt được, thời gian tới, xã Nghĩa Hưng tiếp tục tập trung vào sản xuất nông nghiệp, đưa các loại giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao, nhân rộng nhiều mô hình phát triển kinh tế trang trại; ứng dụng công nghệ, quy trình kỹ thuật tiên tiến để phát triển sản xuất nông nghiệp sạch.
Đồng thời đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa, góp phần làm cho đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng thêm giàu có và thịnh vượng.
Ngọc MaiCông ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.