Xăng giảm rồi, sao điện chưa nhúc nhích?
Xăng dầu đã giảm giá rất mạnh, hy vọng Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) tính toán giảm giá điện cho dân được nhờ.
Những lần trước, xăng dầu chỉ giảm vài đồng thôi cũng đủ làm mát lòng mát dạ người tiêu dùng. Nhưng chiều hôm qua (29/3) xăng còn 12 nghìn đồng mỗi lít mà chẳng ai thiết tha.
Cụ thể, mỗi lít xăng E5 RON92 giảm 4.100 đồng, xăng RON 95 hạ 4.252 đồng; dầu hoả là 2.705 đồng, dầu diesel 1.776 đồng và dầu madut giảm 1.048 đồng.
Xăng dầu giảm giá mạnh do tác động song trùng.
Ở ngoài nước, Nga và Saudi Arabia, cùng OPEC không thống nhất được việc cắt giảm sản lượng khiến cho dầu dư cung dẫn đến giá rớt thảm hại. Đấy là tác động song trùng của yếu tố chính trị và dịch họa.
Các nền kinh tế lớn nhất thế giới không quá cần năng lượng vào lúc này, cấp bách nhất là làm sao khống chế được con VirusCorona, phần lớn hoạt động sản xuất, vận tải, gia dịch đã bị “đóng băng”.
Nga, Saudi Arabia không thống nhất được việc giảm sản lượng khai thác vì phải giữ khách hàng, họ không muốn bị Mỹ nẫng tay trên khi nguồn dầu đá phiến ngày càng phong phú.
Ở trong nước, người dân được lệnh hạn chế ra đường, Hà Nội và TPHCM tạm dừng xe bus, tàu hỏa, máy bay hoạt động cầm chừng. Từ đầu tháng 1 đến nay 18.000 doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động. Xăng dầu giảm giá là tất yếu.
Nghịch lý lúc này là “có xe, xăng rẻ, nhưng không có tiền và không thể ra đường”. Vậy nên giảm giá xăng dầu vào lúc này không mấy ý nghĩa với đời sống.
Nhưng có điều, xăng giảm, các nhà máy nhiệt điện chạy dầu hưởng lợi nhiều nhất lúc này lại không thấy EVN hạ giá điện bán lẻ! Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu hiện nay đóng góp hàng trăm triệu kWh vào mạng lưới chung.
Biểu giá điện mới đề xuất
Hơn nữa, dịch bệnh ở nước ta đang diễn biến phức tạp, người dân phải ở nhà nhiều hơn - đương nhiên số lượng điện sử dụng hàng tháng cho hộ gia đình tăng lên đáng kể.
Nhiều doanh nghiệp giảm lương nhân viên, các ngành dịch vụ công cho đến tư nhân - phần bị cấm hoạt động, phần bị tác động gián tiếp mấy tháng nay. Hàng chục triệu lao động đang thu nhập eo hẹp. Nếu EVN chung tay chống dịch bằng cách giảm giá điện thì hay biết mấy!
Cùng giống như xăng dầu, khi có quá nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc cắt giảm quy mô thì nguồn điện cũng sẽ “tồn kho”. Tác động hai chiều từ giá nhiên liệu rẻ, cầu giảm tương đối nên EVN phải tính toán lại biểu giá điện bán lẻ hiện tại để phù hợp với hoàn cảnh khó khăn chung.
Năm ngoái, EVN nói rằng, tập đoàn đứng trước nguy cơ lỗ do giá sản xuất mỗi kWh chạy dầu sẽ tiêu tốn 5.700 đến 6.000 đồng. Nay, giá dầu giảm, không biết EVN có lấy đó...làm lãi?
Trong thế giới kinh doanh, hiếm có sản phẩm nào mà giá của nó liên tục tăng, không giảm! Biến động giá cả cũng phần nào cho thấy tính chất vốn có của kinh tế thị trường.
Hay nói các khác, khi một sản phẩm nào đó chính thức tham gia vào cơ chế thị trường sẽ chịu sự tác động khách quan của các quy luật, trong đó dễ thấy nhất là quy luật “cung - cầu”.
Trong sự vận động khách quan “cung” và “cầu” luôn biến động, đổi vai cho nhau, dựa vào đó giá cả lên xuống. Vì vậy, điện của EVN chỉ có tăng mà không giảm là phi thị trường!
Hy vọng lần này ngành điện có cơ hội ngàn vàng để cắt điệp khúc kêu lỗ cho những nhà máy điện chạy dầu. Và biết đâu được nhân dân/ khách hàng được nhận tin vui từ EVN trong những chuỗi ngày gian khổ này?
Theo khảo sát thực trạng doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại nước ngoài cho năm tài chính 2024, do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) thực hiện, có đến 56,1% số doanh nghiệp được khảo sát trả lời sẽ “mở rộng” kinh doanh trong 1-2 năm tới.