Xây dựng báo chí cách mạng Việt Nam phát triển hiện đại, nhân văn

Sự kiện
03:23 PM 30/12/2021

Sáng 30/12, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức khai mạc phiên trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam, nhiệm kỳ 2020-2025.

Bầu người có năng lực, uy tín vào Ban Chấp hành Hội

Đại hội được tổ chức vào thời điểm toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh cho biết, nhiệm vụ nặng nề đặt ra cho Đại hội là đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ X Hội Nhà báo Việt Nam; kiểm điểm đánh giá việc thực hiện những chủ trương, nhiệm vụ về công tác báo chí nêu trong Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; 15 năm thực hiện Chỉ thị 37 của Ban Bí thư TƯ Đảng (Khóa IX) về “Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong thời kỳ mới”, triển khai thực hiện Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam trong tình hình mới”.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh. Ảnh: VietnamNet

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam - Tổng Biên tập báo Nhân dân Lê Quốc Minh. Ảnh: VietnamNet

Đại hội sẽ tập trung thảo luận, xây dựng, hoàn thiện Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành, thảo luận sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội và các văn kiện quan trọng khác trình Đại hội.

Nhiệm vụ hết sức quan trọng của Đại hội là bầu Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI, nhiệm kì 2020 – 2025, gồm những nhà báo có phẩm chất và năng lực, có uy tín và điều kiện, cũng như tâm huyết, để lãnh đạo các mặt công tác của Hội trong nhiệm kì tới.

Đại hội đã bầu Đoàn Chủ tịch Đại hội gồm 8 người, Đoàn Thư ký 3 người và Ban Thẩm tra tư cách đại biểu.

Tại phiên họp, các đại biểu đã thông qua Quy chế làm việc của Đại hội; Thông qua Chương trình làm việc Đại hội, Quy chế bầu cử tại Đại hội, Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp các dự thảo văn kiện Đại hội: Báo cáo Chính trị; Báo cáo sửa đổi, bổ sung Điều lệ; Báo cáo công tác kiểm tra nhiệm kỳ 2015 - 2020; Báo cáo thẩm tra tư cách đại biểu. Các tổ thảo luận đã giới thiệu nhân sự tham gia Ban Chấp hành Hội khóa XI; Đoàn Chủ tịch họp với các tổ trưởng, thống nhất kết quả giới thiệu.

Với truyền thống cách mạng, với sự đoàn kết, trí tuệ, nhất trí, dân chủ và trách nhiệm cao, chúng ta tin tưởng Đại hội sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. Để hoàn thành khối lượng lớn công việc đó, đòi hỏi mỗi đại biểu chúng ta nêu cao tinh thần đoàn kết, trí tuệ, nhất trí, dân chủ và trách nhiệm cao trong quá trình tham dự Đại hội.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cũng đề nghị các đại biểu phát huy dân chủ đi đôi với nêu cao tinh thần trách nhiệm, kỉ cương, kỉ luật trong thảo luận, trong bầu cử tại Đại hội; tham gia tích cực, đầy đủ, có chất lượng tất cả các họat động của Đại hội, với sự cố gắng cao nhất, với ý thức, lòng tự hào, tình cảm và sứ mệnh cao cả của người đại biểu đại diện cho hội viên về dự Đại hội.

Xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam nhân văn, hiện đại

Với phương châm “Đoàn kết - Kỷ cương - Đổi mới - Sáng tạo - Phát triển”, Đại hội lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, sẽ định hướng cho các cấp Hội Nhà báo Việt Nam và đội ngũ những người làm báo cả nước tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của báo chí Cách mạng Việt Nam, chung sức đồng lòng, ra sức phấn đấu xây dựng nền báo chí Cách mạng Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, giàu tính chiến đấu, nhân văn, vì lợi ích của đất nước và nhân dân, vì đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Đoàn Chủ tịch Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI (nhiệm kỳ 2020-2025). Ảnh: Pháp luật Việt Nam

Theo Hội Nhà báo Việt Nam, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ truyền thông và mạng xã hội vừa là cơ hội, vừa đặt ra không ít thách thức đối với hoạt động báo chí và công tác chỉ đạo, quản lý báo chí. Việc thực hiện quy hoạch báo chí (2020-2025) tác động nhiều mặt đến mô hình tổ chức, bộ máy, phương thức hoạt động của cơ quan báo chí, của tổ chức Hội Nhà báo từ Trung ương đến cơ sở.

Trong bối cảnh và các xu hướng vận động của báo chí, truyền thông, báo chí nước ta đối diện nhiều khó khăn, thách thức về đội ngũ người làm báo, trình độ nghiệp vụ, kĩ năng tác nghiệp, đạo đức nghề nghiệp, về công nghệ làm báo, kinh tế báo chí, về khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của công chúng.

Báo cáo tóm tắt kết quả nhiệm kỳ 2015-2020, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi nhiệm kỳ vừa qua báo chí nước ta phát triển mạnh cả về quy mô, loại hình, công nghệ, số lượng, chất lượng, hiệu quả xã hội. Tính đến cuối năm 2021, cả nước có trên 830 cơ quan báo chí thuộc 4 loại hình: báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử.

Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khóa X thông qua quy chế bầu cử. Ảnh: TTTĐ

Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khóa X thông qua quy chế bầu cử. Ảnh: TTTĐ

Nhiều cơ quan báo chí đã phát triển nhiều loại hình báo chí, áp dụng công nghệ hiện đại… Đội ngũ người làm báo phát triển nhanh chóng với hơn 45 nghìn lao động, trong đó có hơn 20 nghìn nhà báo được cấp thẻ hành nghề…

Báo chí đã tích cực, chủ động, kịp thời phản ánh, tuyên truyền, cổ vũ thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phản ánh chân thực đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế; đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; thực hiện ngày càng có hiệu quả chức năng giám sát, phản biện xã hội. Báo chí là lực lượng chủ lực, đi đầu trong tuyên truyền phòng chống, đẩy lùi đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập báo Nhân dân - Lê Quốc Minh và Tổng Biên tập Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị - Hoàng Xuân Lâm tại Đại hội.

Hội Nhà báo Việt Nam xác định tập trung xây dựng tổ chức Hội vững mạnh toàn diện, tiếp tục đổi mới và nâng cao vai trò, uy tín của Hội trong hoạt động báo chí và đời sống xã hội. Triển khai thực hiện và tuyên truyền có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, Chỉ thị số 43 của Ban Bí thư Trung ương về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nhà báo Việt Nam, Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025…

An Mai (t/h)
Ý kiến của bạn
IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024 IMF dự báo quy mô GDP(PPP) Việt Nam đạt khoảng 1.559 tỷ USD trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam được IMF dự báo quy mô GDP theo sức mua tương đương - GDP (PPP) đạt khoảng 1.559 tỷ USD, xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong khi đó, Indonesia vẫn được dự báo xếp thứ nhất với quy mô GDP (PPP) đạt khoảng 4.720 tỷ USD.