Xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên sông Mê Kông là đi ngược xu hướng của thế giới

Sự kiện
10:12 AM 25/10/2021

Các chuyên gia trong và ngoài nước đều có chung nhận định, việc xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên sông Mê Kông như hiện nay là đi ngược lại xu hướng của thế giới, gây hại cho thiên nhiên và tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến đổi tự nhiên khó lường.

Sáng 23/10, Hội thảo Quốc tế về "Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) lưu vực sông Mê Kông - kêu gọi giải pháp để thích ứng" do Trường Đại học Cần Thơ (CTU) phối hợp với Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (VAWR), Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) và Đại học quốc gia Seoul (SNU - Hàn Quốc) phối hợp tổ chức trực tuyến tại Trường Đại học Cần Thơ (TP. Cần Thơ).

Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trực tuyến Hội thảo Quốc tế về "Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu lưu vực sông Mê Kông - kêu gọi giải pháp để thích ứng".

Trường Đại học Cần Thơ tổ chức trực tuyến Hội thảo Quốc tế về "Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu lưu vực sông Mê Kông - kêu gọi giải pháp để thích ứng".

BĐKH gây hại nguồn nước, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng, sụt lún đất…

PGS.TS Trần Hiếu Trung - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ cho rằng, biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Có nhiều thời tiết tiêu cực đang diễn ra ở nhiều nơi như những cơn bão xuất hiện ở Việt Nam, những hiện tượng cực đoan biến đổi khí hậu diễn ra ở ĐBSCL như hạn hán, sụt lún đất… diễn ra khắc nghiệt hơn và kéo dài.

PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí - Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho biết, BĐKH đã đặt ra nhiều thách thức cho ĐBSCL. Cụ thể: Ảnh hưởng sự khác biệt nhóm axit, hoạt động cải thiện đất, sự nỗ lực của các nhà khoa học, chương trình sử dụng đất hợp lý hơn, có những vấn đề liên quan an ninh lương thực, đặc biệt là những thay đổi ở ĐBSCL. 

"Chúng ta cũng nghiên cứu về việc sử dụng và cải thiện nguồn nước, cải thiện tưới tiêu, vấn đề đê điều. Có nhiều hoạt động được tiến hành để giải quyết vấn đề về đất và nước, chúng ta đương đầu với các vấn đề mới, chất lượng nguồn nước mặt, sử dụng nguồn nước ngầm, chúng ta thấy sụt lún đất cũng là 1 vấn đề đáng quan tâm. Bản đồ ĐBSCL cho thấy lúa dễ trồng ở nhiều nơi nhưng lại gặp trở ngại bởi hạn hán, lũ lụt", PGS.TS Trí nói thêm.

GS. Matthew Anderson thuộc Cục Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho rằng, việc khai thác nước ngầm, bơm nước ngầm, xây dựng các đập thủy điện ảnh hưởng lớn đến sự giảm sút của lượng nước ngầm. Điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống người dân sống dọc sông Mê Kông. Còn GS Dan Parsons (Đại học Hull - Anh) nhận định, sự dâng lên của mực nước biển gây ra biến đổi khí hậu, sự sụt lún ngày càng tăng gây mất đi các lớp trầm tích.

"Đồng bằng sông Cửu Long là ví dụ điển hình cho thấy các đồng bằng lớn chịu ảnh hưởng thế nào từ yếu tố tự nhiên trước áp lực của con người. Sông Mê Kông xả ra diện tích rộng khoảng 75.000 km2 và là nơi sinh sống hơn 10 triệu người và cung cấp sinh kế cho 60 triệu người (cả cộng đồng sông Mê Kông nói riêng, Đồng bằng sông Cửu Long nói chung). Theo tính toán, sự tăng lên của mực nước biển sẽ ở mức 2,4m vào năm 2100, tăng hơn 1m vào năm 2100, 1,2 m sụt lún đất, nước biến dâng và sụt lún đất tăng. Trong bối cảnh đó, làm sao cân bằng được các nguy cơ và cách thích ứng với sự tăng lên mực nước biển và sụt lún đất?", GS Dan Parsons cho biết.

Các đại biểu tham dự Hội thảo Quốc tế về "Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) lưu vực sông Mê Kông - kêu gọi giải pháp để thích ứng" do Trường Đại học Cần Thơ phối hợp tổ chức trực tuyến.

Xây dựng đập thủy điện trên sông Mê Kông là đi ngược xu thế?

Theo GS Dan Parsons, sự phát triển đập thủy điện thượng nguồn làm tăng 10 lần việc trữ nước trong giai đoạn 2008 - 2025. Các bể trữ nước làm lượng nước trữ lại 10 lần. Khoảng 51 - 100% các lớp trầm tích gia tăng theo năm bị giữ lại trên các đập. Các lớp trầm tích bị giữ lại rất lớn tại các đập thủy điện khiến lượng trầm tích phân bố đều bị giảm từ nhiều yếu tố như yếu tố gió mùa, đập thủy điện, sự dâng lên của mực nước biển.

Theo GS Nguyễn Văn Thịnh (ĐH Seoul Hàn Quốc), tổng diện tích dòng Mê Kông khoảng 1/10 tổng diện tích mà các quốc gia có dòng sông Mê Kông chạy qua. Lưu vực của 3 dòng sông có tầm quan trọng đối với nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản… Với hơn 20 đập thủy điện đã được xây dựng và nhiều đập đang được nghiên cứu xây dựng. Vấn đề đặt ra là nhiều dự án đập thủy điện đã ảnh hưởng lớn tới lưu vực, ảnh hưởng nguồn nước thì ảnh hưởng ngoại giao nguồn nước, do đây là dòng sông quốc tế cho phép sự cạnh tranh, tập trung, đòi hỏi sự đồng thuận từ nhiều nước. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng tới cơ chế mưa, ảnh hưởng đến dòng chảy lớp trầm tích, chất lượng nước dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh học, lũ hằng năm.

GS. Jiagou Qi, Đại học Michigan (Mỹ) nhấn mạnh: "Hiện nay ở các nước như Mỹ và tại châu Âu, người ta không tiếp tục xây đập, ngược lại họ tháo dỡ các đập để trả về hiện trạng tự nhiên. Trong khi đó, ở ĐBSCL và một số nơi ở lưu vực sông Mê Kông lại xây dựng nhiều đập. Hàng năm, con người vẫn lên kế hoạch xây dựng đập mới. Việc xây đập ở thượng nguồn sẽ ảnh hưởng các hoạt động ở hạ nguồn, sinh kế, nguồn nước, hệ sinh thái. Đó là lý do làm nghiêm trọng thêm vấn đề BĐKH".

Hội thảo Quốc tế về "Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu lưu vực sông Mê Kông - kêu gọi giải pháp để thích ứng" được các đại biểu đánh giá xây dựng hàng loạt đập thủy điện trên sông Mê Kông là đi ngược xu hướng của thế giới.

TS. Nguyễn Nghĩa Hùng (Phó Giám đốc Viện Khoa học thủy lợi miền Nam) đưa ra dự báo, năm 2040, lượng nước sẽ giảm hơn một nửa nếu duy trì "kịch bản" hiện tại, đồng thời làm giảm lượng lũ hàng năm. 

"Bản đồ lịch sử của lũ vào năm 2000 và 2011 cũng như việc đo lường nước ở Tân Châu cho thấy, trước năm 2010 lũ sâu hơn và nhiều hơn. Ví dụ như sự gia tăng ảnh hưởng của các đập ở các quốc gia Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam trong những năm 2007, 2020, 2040 cho thấy thách thức trong việc tưới tiêu, gia tăng lượng nước 50-60%, ở mùa khô thì có giai đoạn cần đến 70%, dự trữ nước ở thượng nguồn ảnh hưởng lớn đến hạ nguồn, hạ nguồn tăng ở Thái Lan thì giảm lượng nước của Campuchia và Việt Nam, tăng vào mùa mưa, giảm đáng kể vào mùa khô và giảm tốc độ suy thoái ở sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng đến thay đổi cơ chế thủy triều", ông Hùng nói.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia, việc "ảnh hưởng kép" của BĐKH và các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Kông càng trở thành vấn đề khó khăn hơn đối với khu vực ĐBSCL. Ngày càng có nhiều thiên tai, lũ lụt, các hiện tượng cực đoan, chất lượng nguồn nước và mạch nước ngầm… đòi hỏi phải có những đánh giá, giải pháp, chính sách để thích ứng trong thời gian tới.

Văn Dương - Hồng Ân
Ý kiến của bạn
Quý I, Việt Nam chi gần 351,9 triệu USD nhập khẩu hơn 1,12 triệu tấn phân bón Quý I, Việt Nam chi gần 351,9 triệu USD nhập khẩu hơn 1,12 triệu tấn phân bón

Số liệu từ Tổng cục Hải quan cho thấy, tính chung 3 tháng đầu năm 2024, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước đạt trên 1,12 triệu tấn, trị giá gần 352 triệu USD, giá trung bình đạt hơn 314 USD/tấn, tăng gần 83% về lượng và hơn 48% về giá trị.