Xây dựng NTM tại Thanh Hóa: Cuộc cách mạng không có điểm dừng
Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực, quyết tâm cao, hành động quyết liệt, Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng NTM. Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM thực sự là luồng gió mới, tích cực cho sự phát triển toàn diện vùng nông thôn. Đây là cuộc cách mạng kéo dài không có điểm kết thúc với tinh thần chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và người dân.
Từ thực tiễn sinh động, trong những năm qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM được Thanh Hóa triển khai quyết liệt, đồng bộ, rộng khắp trên địa bàn, với sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình của mọi tầng lớp nhân dân, với nhiều cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả, tạo sự chuyển biến lớn cả về lượng và chất đối với làng quê, đô thị xứ Thanh.
Theo đó, việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã tạo bước "chuyển mình" rõ rệt, làm thay đổi căn bản, toàn diện bộ mặt của nông thôn. Nhiều địa phương, kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm được xây dựng đồng bộ. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn được đồng bộ hơn với sản xuất hàng hóa, quy mô lớn.
Cùng với đó, hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ có nhiều tiến bộ và nhiều kết quả tốt. Công tác đào tạo nghề cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được chú ý và đẩy mạnh. Hình thành nhiều trang trại, HTX kiểu mới, nhiều doanh nghiệp đã tích cực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thắng cùng hưởng, rủi ro cùng chia sẻ.
Tính đến thời điểm hiện tại, tỉnh Thanh Hóa về cơ bản đã đạt và vượt các chỉ tiêu xây dựng NTM.
Cuộc cách mạng "trường kỳ"
Nghị quyết 25/2021/QH15 về thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM nêu rõ: Tiếp tục triển khai Chương trình gắn với thực hiện có hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.
Thực hiện xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu và NTM cấp thôn, bản: Thực chất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, thúc đẩy bình đẳng giới; Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, bảo đảm môi trường, cảnh quan nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
Xác định Chương trình NTM là cuộc cách mạng có điểm xuất phát không có điểm dừng. Nhiều năm qua, với sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị và của nhân dân trong tỉnh nên đã gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng, là tiền đề để Thanh Hóa thực hiện thắng lợi những mục tiêu tiếp theo.
Như vậy chỉ tiêu về số lượng huyện đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu đã đạt và vượt kế hoạch. Ước tính từ nay cho đến cuối năm 2024, Thanh Hóa phấn đấu đạt mục tiêu đề ra là có thêm 1 huyện, 17 xã, 60 thôn/bản miền núi đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 120 sản phẩm OCOP được công nhận, phục vụ cho đời sống dân sinh...
Để đạt được kết quả này, ngay từ đầu năm, Thanh Hóa đã có sự bứt phá ngọan mục trong thực hiện mục tiêu đề ra. Đặc biệt là chủ trương huy động nguồn lực, sức dân đồng lòng trong việc hiến đất mở đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, nhiều huyện, xã đã sớm về dích NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Cùng với việc tổ chức đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ngay từ đầu năm và biểu dương kịp thời những điển hình tiên tiến trong việc thực hiện phong trào thi đua hiến đất xây dựng NTM, đã tạo được hiệu ứng , sức lan tỏa mạnh mẽ, trở thành phong trào, là lẽ sống của toàn dân "Chung sức xây dựng NTM".
Có được những kết quả trên, không thể quên vai trò tích cực trong công tác tham mưu của Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh với những hoạt động tích cực và hiệu quả. Đối với công tác điều phối đã tổ chức các đoàn kiểm tra, đánh giá thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM và tổ chức được hội nghị cho các huyện miền núi tìm ra các giải pháp hiệu quả nhất để đẩy nhanh tiến độ thực hiện NTM, phấn đấu đến năm 2025 không còn xã dưới 15 tiêu chí. Mặt khác, Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia Thanh Hóa còn tổ chức được hội nghị tổng kết 10 mô hình "thôn, xóm sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, khu dân cư kiểu mẫu" thuộc chương trình, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm quý cho các đơn vị tiếp tục thực hiện hiệu quả mô hình...
Đến nay, Thanh Hóa đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; 363 xã và 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 97 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Không dừng lại ở đó, công tác chuyển đổi số trong xây dựng NTM đã mang lại kết quả tích cực. 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã được xử lý trên môi trường mạng, vượt so với mốc chỉ tiêu ban đầu là năm 2025. Trong đó, toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 23 thôn thông minh thuộc các xã NTM kiểu mẫu; có 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với lĩnh vực nổi trội về chuyển đổi số.
Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng NTM Thanh Hóa cho biết: Hiện nay, Thanh Hóa có số lượng xã đạt chuẩn NTM thuộc tốp đầu cả nước. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được nâng lên. Số lượng OCOP thuộc tốp 5 cả nước và đa dạng về chủng loại.
Để nông thôn mới thực sự mới
Xác định Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM không có điểm dừng, nên các địa phương đã được công nhận NTM kiểu mẫu vẫn phải tiếp tục triển khai, thực hiện nhiệm vụ. Theo đó, duy trì các tiêu chí đã đạt được, từng bước cải thiện đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, để bộ mặt nông thôn mới thật sự mới.
Về thôn Kim Sơn xã Hoằng Tiến huyện Hoằng Hóa, là đơn vị làm điểm mô hình "thôn thông minh" trong xây dựng NTM kiểu mẫu của xã, chúng tôi thấy; hệ thống Wifi công cộng miễn phí được lắp đặt ở nhà văn hóa thôn, giúp người dân sử dụng và tra cứu thông tin thuận lợi. Toàn thôn đã có 97,94% người dân trong độ tuổi lao động dùng tài khoản thanh toán tiền điện, tiền nước, mua hàng trực tuyến; 60 hộ dân trong thôn lắp camera an ninh tại gia đình, trong thôn đã lắp đặt 5 mắt camera an ninh tại trục đường chính nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội trong khu dân cư.
Về xã Hải Long, huyện Như Thanh ông Nguyễn Viết Sơn, Bí thư Đảng ủy cho biết: Xã Hải Long được công nhận là xã đạt chuẩn NTM kiểu mãu từ ngày 1/2/2024. Tuy nhiên đây chưa phải là điểm cuối cùng. Vì NTM là cuộc cách mạng kéo dài. Theo đó, cấp ủy chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác truyên truyền, lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân, đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt... đặc biệt là phải duy trì các tiêu chí đã đạt được".
Mặc dù, từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình NTM, Thanh Hóa là một trong những địa phương gặp nhiều khó khăn khi tỷ lệ chênh lệch vùng miền rất lớn, nhiều xã, huyện nằm trong những xã đặc biệt khó khăm của cả nước.
Với phương châm "đi tắt, đón đầu", Thanh Hóa đã ban hành nhiều chính sách để khắc phục những khó khăn hạn chế, phát huy thế mạnh cộng đồng để từng bước xây dựng nên những vùng quê khang trang, đáng sống. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong thực hiện chương trình. Các cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân được hỗ trợ, đã tạo động lực quan trọng khuyến kích các địa phương đẩy mạnh thực hiện chương trình vượt khó đi lên...
Những kết quả đạt được trong xây dựng NTM thời gian qua một lần nữa khẳng định nỗ lực lớn , quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn, hạn chế, đó là sự chênh lệch về NTM giữa các vùng miền khá lớn. Tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM toàn tỉnh đạt 78,06%, trong đó vùng đồng bằng đạt trên 98%, miền núi mới đạt 41,1%; hiện có tới 94% (96/102 số xã) chưa đạt chuẩn NTM tập trung ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, điều kiện khó khăn, ảnh hưởng lớn đến việc hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM năm 2024 cũng như các năm tiếp theo.
Triều NguyệtNgày 20/12, tại Khu đô thị Park City Hà Đông, đường Lê Trọng Tấn (quận Hà Đông), Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch TP Hà Nội khai mạc Tuần hàng Việt "Made in Vietnam 2024".