Xây dựng pháp luật để quản lý đối với các loại hình tài sản số
Hiện tại, tài sản số đã bắt đầu xâm nhập vào các hoạt động đầu tư, quan hệ dân sự, tác động đến đời sống kinh tế-xã hội của người dân nên đòi hỏi phải nhanh chóng xây dựng khung khổ pháp lý để bảo đảm thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, phúc đáp yêu cầu cấp bách của thực tiễn trong việc quản lý tài sản số. Tài sản số là khái niệm rất mới và phức tạp, nên việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh đối với tài sản số là thách thức của Việt Nam cũng như nhiều nước khác trên thế giới.
Ông Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh điều này tại Hội thảo khoa học Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số do Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển tổ chức ngày 15/7/2023.
Theo các chuyên gia, việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách pháp luật về tài sản số một cách phù hợp với Việt Nam, tạo môi trường công bằng, minh bạch để khai thác các giá trị của các tài số, từ đó có cơ chế khuyến khích phát triển sáng tạo, đổi mới công nghệ, tận dụng thời cơ của cuộc cách mạng 4.0 mang lại cho Việt Nam theo kịp các quốc gia phát triển là rất cần thiết.
Báo cáo nghiên cứu, dẫn thông tin của Digital Assets- Worldwide/ Statista Market Forecast, ông Nguyễn Khánh Bảo, Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, cho biết hiện đã có hơn 2 tỷ giao dịch với tổng trị giá 1,4 nghìn tỷ USD trong các hoạt động tiền ảo vào năm 2021. Riêng năm 2020, có 193 tỷ USD hoạt động đã được thực hiện thông qua 586 triệu giao dịch.
Doanh thu trên thị trường tài sản kỹ thuật số được dự đoán sẽ đạt 56.420 triệu USD vào năm 2023. Doanh thu dự kiến sẽ có tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2023-2027) là 16,15%, dẫn đến tổng số tiền dự kiến là 102.700 triệu USD vào năm 2027.
Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng trong thị trường tài sản kỹ thuật số lên tới 83,73 USD vào năm 2023. Từ góc độ so sánh toàn cầu, có thể thấy Hoa Kỳ đạt doanh thu cao nhất (27.410 triệu USD vào năm 2023).
Trong thị trường tài sản kỹ thuật số, số lượng người dùng dự kiến sẽ lên tới 994,30 triệu người dùng vào năm 2027. Tỷ lệ thâm nhập của người dùng sẽ là 8,8% vào năm 2023 và dự kiến sẽ đạt 12,5% vào năm 2027.
Việt Nam hiện xếp thứ 11 với 6,1% dân số và trong Top 20 quốc gia có tỷ lệ dân số sở hữu tiền mã hóa cao nhất trong năm 2021.
Còn theo chia sẻ của đại diện Hiệp hội Blockchain, hiện nay, Việt Nam đang đứng trong top 10 thế giới về tỷ lệ người sở hữu tiền mã hóa.
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa công nhận quyền sở hữu đối với tài sản số.
Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển, tại Việt Nam, Blockchain được xác định là một trong những công nghệ hàng đầu trong danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia Cách mạng 4.0.
Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa công nhận quyền sở hữu đối với tài sản số. Tuy vậy, hoạt động giao dịch, khai thác tài sản số vẫn diễn ra một cách sôi động trong làn sóng phát triển mạnh mẽ của Cách mạng 4.0. Việc quản lý và tạo hành lang pháp lý như thế nào cho sự phát triển này hiện vẫn còn có nhiều quan điểm và cách tiếp cận khác nhau mà khung khổ pháp luật hiện hành vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện.
Hiện nay, EU và nhiều quốc gia như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc…đã xây dựng chính sách pháp lý quản lý, phát triển tài sản số nhưng ở Việt Nam chưa có đạo luật, quy định pháp lý cụ thể về tài sản số cũng như nguyên tắc vận hành. Qua rà soát hệ thống pháp luật liên quan với 8 luật và bộ luật, các văn bản này chưa quy định phân loại và định danh một cách dứt khoát, rõ ràng các loại "tài sản mã hóa".
Nhóm nghiên cứu đề xuất cần hoàn thiện khung pháp luật, trong đó có định nghĩa rõ ràng cụ thể về tài sản số phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của Việt Nam; Ghi nhận tiền mã hóa là một loại tài sản mới; Hoàn thiện cơ sở pháp lý để sớm công nhận tài sản số là một loại tài sản đặc biệt lưu thông có điều kiện; Thu thuế đối với các hoạt động liên quan đến tài sản số; Cho phép và kiểm soát các hoạt động phát hành tài sản số ra công chúng (ICO).
Cùng với đó thành lập và kiểm soát các sàn giao dịch tài sản số. Thúc đẩy cơ chế phát triển ứng dụng công nghệ blockchain trong việc quản lý tài sản số.
Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất tiếp tục hoàn thiện các mô hình khu công nghệ, nghiên cứu theo hướng hình thành các khu nghiên cứu, ứng dụng, thử nghiệm sản phẩm Blockchain, trong đó ưu tiên các sản phẩm ứng dụng mang lại giá trị, lợi ích kinh tế của quốc gia, đổi mới hiệu quả nguồn lực tài chính quốc gia.
Chia sẻ việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy ứng dụng, phát triển công nghệ blockchain trong quản lý tài sản ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa, bà Phạm Hồng Hạnh, Vụ Kinh tế, Văn phòng Quốc hội, cho rằng việc xây dựng khung pháp lý để thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển và ứng dụng công nghệ Blockchain, quản lý tài sản ảo, tiền ảo, tài sản mã hóa, tiền mã hóa là rất cần thiết nhưng mức độ điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này cần thận trọng, đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhất là đối tượng người tiêu dùng.
Tài sản mã hóa, tiền mã hóa, tiền kỹ thuật số là ứng dụng được biết đến nhiều nhất của công nghệ Blockchain. Đây là những vấn đề mới, cùng với đó, các ứng dụng và sản phẩm trên nền tảng công nghệ Blockchain liên tục xuất hiện nên việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, toàn diện để điều chỉnh các hoạt động liên quan sẽ rất khó khăn và có thể chưa khả thi tại thời điểm hiện nay. Do đó, việc xây dựng một khung pháp lý thử nghiệm có kiểm soát (Sandbox) trong một số lĩnh vực là cách tiếp cần phù hợp.
Việc ban hành các biện pháp quản lý tài sản mã hóa và các chính sách liên quan của Việt Nam nên theo hướng thận trọng, có quan sát và vận dụng
Hoàn thiện chính sách pháp luật về quản lý tài sản số
Về quản lý tài sản số, tài sản mã hóa, bà Lê Thị Hoàng Thanh, Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự- kinh tế, Bộ Tư pháp, nhận định về bản chất, tài sản mã hóa phản ánh một giá trị cũng tương tự như một tài sản truyền thống khác. Tài sản mã hóa cần được coi là tài sản.
Để thúc đẩy cuộc cách mạng 4.0 tại Việt Nam thì pháp luật phải đóng vai trò thúc đẩy, bảo vệ quyền sở hữu đối với các loại tài sản mới do cuộc cách mạng này tạo ra. Tuy nhiên, đây là những vấn đề rất mới và khó nên chưa thể đề xuất ngay những giải pháp toàn diện.
Đại diện Bộ Tư pháp cho rằng Việt Nam chỉ có thể tiếp cận theo hướng vừa theo dõi chặt chẽ sự phát triển của công nghệ, thị trường vừa tăng cường trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và tham vấn các bên liên quan (doanh nghiệp, người tiêu dùng…) để đưa ra giải pháp chính sách phù hợp.
Tài sản mã hóa là một vấn đề mới không chỉ đối với Việt Nam mà cả các nước phát triển cũng chưa có khung pháp lý toàn diện để điều chỉnh các tài sản này. Các nước hiện nay chủ yếu tiếp cận theo hướng dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, áp dụng khung pháp lý thử nghiệm (sandbox) nhằm vừa khuyến khích, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, vừa hạn chế các rủi ro.
Để bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản số được bảo vệ, các chuyên gia dự Hội thảo cho rằng, cần khẩn trương, chủ động nghiên cứu, đưa ra một khái niệm phù hợp về "tài sản số" theo hướng công nhận đây là một loại tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự; đồng thời, thể chế hóa nội dung này trong các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư, kinh doanh như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Chứng khoán, Luật Thương mại.
Cùng đó là hoàn thiện các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến tài sản số. Khi hành lang pháp lý đã được hoàn thiện, các cá nhân, tổ chức có thể bảo vệ và khai thác các tài sản trí tuệ trên môi trường điện tử một cách hiệu quả, minh bạch.
Chốt phiên giao dịch ngày 20/7, VN-Index giảm nhẹ 0,17 điểm xuống 1172,81 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 796,6 triệu đơn vị, tương ứng hơn 16,400 tỷ đồng. Toàn sàn có 252 mã tăng giá, 201 mã giảm giá và 73 mã đứng giá.
HNX-Index tăng 1,6 điểm lên 233,07 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 97,1 triệu đơn vị, tương ứng gần 1,553 tỷ đồng. Toàn sàn có 101 mã tăng giá, 69 mã giảm giá và 73 mã đứng giá.
UPCOM-Index tăng 0,52 điểm lên 87,65 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 46,8 triệu đơn vị, tương ứng hơn 621,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 141 mã tăng giá, 121 mã giảm giá và 98 mã đứng giá.
Về diễn biến khối ngoại, hôm nay nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 50 tỷ đồng trên HOSE và 7,64 tỷ đồng trên UPCOM, trong khi mua ròng gần 18 tỷ đồng trên HNX.
Mã PGT trên sàn HNX của PGT Holdings là 1 gợi ý đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư. Khép lại phiên giao dịch ngày 20/7/2023, mã PGT đóng cửa với mức 3,700 VNĐ.
Thông tin doanh nghiệp
PGT Holdings tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Trải qua 2 lần tăng vốn, hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.
Năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty PGT SOLUTIONS chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.
Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính.
Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.
Trong năm 2021, PGT SOLUTIONS đã hoàn tất thu mua công ty Hồng Xinh - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm.
Năm 2022, bắt nhịp với những xu hướng kinh tế cùng với đó PGT cũng tham gia lĩnh vực kinh doanh mới là tạo lập thị trường NFT.
Năm 2023, PGT Holdings tiếp tục tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống và đẩy mạnh các cơ hội hợp tác trong nước cũng như quốc tế.
Nhờ xác định được chiến lược kinh doanh phù hợp trong từng giai đoạn, PGT Holdings đang là doanh nghiệp có tiềm lực "dài hơi" để đón nhận những cơ hội cũng như thách thức không ngừng trong bối cảnh hội nhập hiện nay./
Hãy theo dõi các kênh của PGT Holdings để cập nhật thông tin sớm nhất nhé:
Website: https://pgt-holdings.com/
Facebook: https://www.facebook.com/PGTHOLDINGS
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCDSrWJL6hw7Ov_H168OIkLQ/featured
Công ty CP Vận tải đường sắt cho biết tổ chức chạy tăng cường thêm nhiều chuyến tàu tuyến Bắc - Nam phục vụ người dân về quê, đón tết Nguyên đán 2025.